Tin tức
Ợ nóng ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách xử trí cho mẹ
- 11/04/2024 |Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào hiệu quả?
- 22/05/2024 |Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch phải làm sao?
- 22/05/2024 |Tìm hiểu về hiện tượng da nổi bông ở trẻ sơ sinh và hướng xử lý
1. Ợ nóng là gì?
Ợ nóng là một trong những vấn đề về tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy nóng rát ở vùng ngực và cổ họng. Nguyên nhân dẫn đến ợ nóng là do axit dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này thường hay xảy ra và trở nên nghiêm trọng hơn vào các thời điểm như sau khi ăn, nằm ngủ.
Tuy là triệu chứng thường gặp nhưng bạn không được chủ quan khi bị ợ nóng. Bởi tình trạng kéo dài không chỉ khiến bạn ăn ngủ kém, dẫn đến sụt cân, mệt mỏi, suy nhược mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, thoát vị khe hoành,…
Ợ nóng có thể xảy ra ở cả người lớn và,trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân gây ợ nóng ở trẻ sơ sinh
Như đã nói, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng bị ợ nóng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ợ nóng ở trẻ sơ sinh? Theo đó, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị ợ nóng là dotrào ngược dạ dàythực quản. Cụ thể, cơ thắt dưới của thực quản bị giãn quá nhiều nên việc đóng/ mở để ngăn axit dịch vị từ dạ dày lên thực quản trở nên kém hiệu quả, dẫn đến trào ngược và ợ nóng.
Lúc này, ngoài triệu chứng ợ nóng thì trẻ sơ sinh còn có các biểu hiện sau.
- Khó chịu, quấy khóc trong khi ăn.
- Bị trớ sữa kèm dịch, nhất là khi nằm.
- Nôn, ho, khò khè.
- Dễ bịviêm họng,viêm phổi.
- Tăng cân chậm.
3. Ợ nóng ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?
Ợ nóng ở trẻ sơ sinh hay bất kỳ sự bất thường nào khác về sức khỏe cũng đều đáng lo ngại. Khi bị ợ nóng, trẻ sẽ ăn ngủ kém, mà đối với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là yếu tố then chốt để tăng trưởng và phát triển. Nếu ăn ít và ngủ không ngon giấc thì trẻ sẽ tăng cân chậm, đối mặt với nguy cơsuy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và trí tuệ.
Nghiêm trọng hơn, ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị có thể gây một số bệnh lý đường hô hấp như viêm họng trào ngược hoặc nó có thể là triệu chứng của dị ứng sữa. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc hô hấp và ăn uống của trẻ mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Ợ nóng ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, quấy khóc và cảnh báo nhiều bệnh lý về tiêu hóa
4. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ợ nóng?
Nếu trẻ quấy khóc nhiều, khó khăn khi ăn, ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị nôn trớ, ho và khò khè thì bạn cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ Nhi khoa. Để chẩn đoán ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ hỏi thăm các triệu chứng mà trẻ hay gặp phải, đồng thời, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nếu như tình trạng nghiêm trọng và kéo dài.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ tại nhà để phòng ngừa, hạn chế tình trạng trào ngược dẫn đến ợ nóng, bao gồm:
- Trẻ sơ sinh thì không nằm gối, vậy nên bạn cần nâng cao phần đầu giường, cũi hay nôi của bé lên khoảng 30 độ.
- Sau khi bé bú xong thì không cho nằm liền mà phải bế bé ở tư thế đứng trong khoảng 30 phút, đồng thời, dùng tay để thoa và vỗ nhẹ lưng bé, giúp bé dễ ợ hơi, không bị đầy bụng.
- Nếu bé bú mẹ thì bạn không nên ăn những loại thực phẩm dễ gây trào ngược và ợ nóng như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nồng, trái cây có vị chua, thức uống chứa caffein,…
- Nếu bé bú bình thì bạn kiểm tra lại kích thước núm ti trên đầu bình sữa. Nếu kích thước to hơn miệng bé, sữa chảy ra nhiều và dòng sữa mạnh thì bạn cần thay núm ti có kích thước nhỏ hơn.
- Không nên cho bé bú quá no trong một cữ bú. Thay vào đó, chia nhiều cữ bú trong ngày và giảm lượng sữa ở mỗi cữ bú.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé sau khi bú xong để kích thích tiêu hóa, tránh bị đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng.
Nên bồng bé ở tư thế đứng và vỗ ợ hơi sau khi bé bú xong để tránh bị ợ nóng
Nếu đã áp dụng các cách này mà chứng ợ nóng ở trẻ sơ sinh vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Tác dụng của những loại thuốc này là giúp dạ dày tạo ra ít khí hơi và axit dịch vị hơn, phòng ngừa đầy bụng và trào ngược dẫn đến ợ hơi, ợ nóng, nôn trớ,…
Tác dụng phụ của thuốc là trẻ có thể bịtiêu chảy, đối mặt với với nguy cơ còi xương, thiếuvitamin B12,… nếu sử dụng với liều cao và trong thời gian dài. Do đó, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng hay tự ý dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
5. Trẻ sơ sinh bị ợ nóng nên khám ở đâu?
Nếu bé bị ợ nóng hoặc có những bất thường về sức khỏe, bạn nên cho bé đến các Bệnh viện Nhi hoặc bệnh viện có Chuyên khoa Nhi. Trong đó, Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC cũng là một trong những địa chỉ mà bạn có thể an tâm cho bé đến khám và điều trị.
Bác sĩ tại Chuyên khoa Nhi được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, bác sĩ rất vui vẻ, thân thiện và gần gũi nên sẽ giúp các bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái; không lo lắng, sợ hãi và quấy khóc trong quá trình thăm khám.
Ngoài ra, Chuyên khoa được trang bị nhiều máy móc và thiết bị hỗ trợ cho quá trình khám, đảm bảo công tác khám nhanh và cho kết quả chính xác. Vì vậy, bạn hoàn toàn an tâm về kết quả khám và chữa bệnh.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ợ nóng, cha mẹ hãy đưa bé đến khám tại MEDLATEC
Ngay từ bây giờ, quý khách hãy gọi đến hotline1900 56 56 56để Tổng đài viên tư vấn dịch vụ và đặt lịch khám tại Chuyên khoa Nhi củaHệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!