Tin tức
Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không?
- 01/11/2023 |Những ai cần xét nghiệm nước tiểu?
- 02/11/2023 |Chi phí xét nghiệm nước tiểu là bao nhiêu?
- 30/11/2023 |Xét nghiệm nước tiểu có biết suy thận không?
1. Chỉ định xét nghiệm nước tiểu với những trường hợp nào?
Xét nghiệm nước tiểu là cách kiểm tra nồng độ các chất có trong nước tiểu. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời theo dõi được tình trạng của người bệnh, đánh giá phác đồ điều trị đang được áp dụng có hiệu quả không.
- Các phương phápxét nghiệm nước tiểuđược áp dụng nhiều nhất là
+ Que thử.
+ Quan sát nước tiểu: Nếu nước tiểu đục hơn, đậm hơn, có lẫn máu hay có hiện tượng sủi bọt,... thì rất có thể là do bệnh lý. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc điều trị hoặc ăn một số loại thực phẩm cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
+ Phân tích nước tiểu dựa vào kính hiển vi: Khi quan sát nước tiểu qua kính hiển vi, các bác sĩ có thể thấy được mảnh tế bào, vi khuẩn,... Từ đó, chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.
- Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định cho những nhóm đối tượng sau:
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát.
+ Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh cũng cần thực hiện kiểm tra nước tiểu để đánh giá bệnh đã được kiểm soát tốt hay đang tiến triển. Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc duy trì hay điều chỉnh phác đồ điều trị. Một số bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về thận,... là những đối tượng cần được xét nghiệm nước tiểu.
Khi có dấu hiệu bất thường cần xét nghiệm nước tiểu
+ Khi có triệu chứng bất thường như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau lưng, trong nước tiểu có lẫn máu,... cũng nên thực hiện kiểm tra nước tiểu.
+ Các trường hợp người bệnh sắp được phẫu thuật cũng cần xét nghiệm nước tiểu. Qua kết quả này, bác sĩ sẽ có cơ sở cụ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.
+ Thai phụ cũng là một trong những đối tượng cần thường xuyên xét nghiệm nước tiểu. Các kết quả chỉ số xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết về tình trạng viêm đường tiết niệu, đánh giá nguy cơ tiền sản giật,... Qua đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn, phương pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi
+ Ngoài những đối tượng nêu trên, các trường hợp cần sàng lọc chất gây nghiện cũng có thể làm xét nghiệm nước tiểu.
2. Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không?
Muốn có được kết quả chính xác, cần lấy mẫu và bảo quản đúng cách. Nhiều người bệnh thắc mắc “nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không”. Tốt nhất bạn nên làm theo đúng những hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu và bảo quản mẫu nước tiểu của bác sĩ. Nếu để quả lâu có thể làm ảnh hưởng đến thành phần trong nước tiểu và cuối cùng có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các bước trong quy trình lấy mẫu cũng như bảo quản mẫu nước tiểu:
Thực hiện lấy mẫu nước tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ
- Quy trình lấy nước tiểu 1 lần:
+ Đầu tiên, bệnh nhân cần lưu ý vệ sinh bên ngoài sạch sẽ. Nước tiểu đầu bãi và cuối bãi cho vào một ống và phần nước tiểu giữa dòng để riêng vào một ống. Cần khoảng 20ml nước tiểu.
+ Sau đó, mẫu nước tiểu này cần nhanh chóng đưa đến phòng xét nghiệm để các bác sĩ tiến hành phân tích.
- Quy trình lấy nước tiểu 24 giờ:
+ Cần bảo quản mẫu xét nghiệm trong môi trường nhiệt độ mát hoặc dung dịch acid clohydric 1%,... hay một số loại dung dịch khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Dung dịch bảo quản này sẽ được tráng đều và đựng trong bình trữ nước tiểu.
+ Nên lấy nước tiểu từ buổi sáng trước ngày đi khám.
+ Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sạch sẽ, bỏ lần tiểu đầu tiên.
+ Cần lấy nước tiểu cả khi đi đại tiện.
+ Sau 24h, ghi rõ thể tích nước tiểu và gửi mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm.
+ Lưu ý, khi thực hiện lấy mẫu nước tiểu 24h, người bệnh giữ thói quen uống nước như mọi ngày.
3. Xét nghiệm nước tiểu cần lưu ý điều gì?
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu cầu.
- Vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ. Không dùng dung dịch vệ sinh để tránh làm thay đổi nồng độ pH của nước tiểu.
Lựa chọn xét nghiệm nước tiểu tại cơ sở y tế đáng tin cậy
- Nếu đang sử dụng thuốc điều trị,.. cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có cần phải dừng thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay không.
- Không nên uống nước ngọt, cà phê, trà,... để tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc cũng như nồng độ các chất trong nước tiểu. Đồng thời cũng không nên uống quá nhiều nước lọc để tránh làm loãng mẫu nước tiểu.
- Nếu đang trong ngày “đèn đỏ” nên thông báo với bác sĩ. Lượng kinh nguyệt và dịch tiết âm đạo là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
4. Nên xét nghiệm nước tiểu ở đâu?
Hầu hết các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ sở đều đảm bảo kết quả chính xác. Vì thế, trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin và tìm cho mình địa chỉ y tế đáng tin cậy.
Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC được nhiều khách hàng tin tưởng
Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể là gợi ý hữu ích dành cho bạn. MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và nhiều loại xét nghiệm quan trọng khác. Đây là nơi quy tụ những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị y tế và các loại máy móc xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của MEDLATEC rất hiện đại, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt song hành 2 loại chứng chỉ là ISO 15189:2012 và CAP.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu365cacuoc 789 với chi phí hợp lý, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc kiểm tra sức khỏe. Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm tạiHệ thống Y tế MEDLATEC- Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hãy liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56, tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!