Tin tức
Nổi mụn sau tai là do những nguyên nhân mà bạn không ngờ đến
- 27/12/2023 |Cách giảm sưng mụn tại nhà, lấy lại vẻ mịn màng cho da
- 01/01/2024 |Mụn không nhân ở má: nguyên nhân và cách điều trị
- 21/02/2024 |Mụn ở bắp tay hình thành do đâu - Có thể bạn chưa biết
1. Những nguyên nhân khiến mụn sau tai hình thành
Khi các tuyến bã nhờn ở vùng da sau tai bị tắc nghẽn,vi khuẩnvà tế bào chết tích tụ sẽ khiến mụn ở sau tai xuất hiện. Khác với những vùng da khác trên cơ thể, mụn sau tai thường có kích thước lớn, sưng to, gây đau nhức và thậm chí là có nhân mủ ở bên trong. Nguyên nhân gây nổi mụn sau tai có thể là do:
- Vệ sinh vùng da sau tai kém: nếu không vệ sinh tốt vùng da sau tai thường xuyên thì vi khuẩn sẽ có cơ hội tích tụ, tấn công và tạo ra nhân mụn ở khu vực này.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo: nếu bạn có chế độ ăn thiếu lành mạnh như ăn nhiều đường, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thiếu ngủ, stress, nhịp sinh hoạt đảo lộn thì nguy cơ cao sẽ bị mọc những nốt mụn sau tai vô cùng khó chịu.
- Do thành phần hóa chất của một số sản phẩm chăm sóc da: da vùng sau tai là vị trí dễ tiếp xúc với sữa tắm và dầu gội. Do đó nếu bạn chọn những sản phẩm có các thành phần không phù hợp với loại da hoặc dễ gây kích ứng thì cũng sẽ dễ làm xuất hiện những nốt mụn sau tai.
- Không vệ sinh sạch sẽ khi xỏ khuyên tai: thời gian đầu khi xỏ khuyên tai, nếu bạn không vệ sinh hoặc chăm sóc vết xỏ khuyên sạch sẽ, đúng cách thì nó rất dễ mưng mủ, tạo thành nốt mụn viêm đau nhức và sưng to.
Vi khuẩn và tế bào chết tích tụ sẽ khiến mụn ở sau tai xuất hiện
2. Nổi mụn sau tai có nguy hiểm không?
Trong trường hợp tình trạng nổi mụn sau tai được phát hiện sớm kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách thì nó sẽ nhanh chóng biến mất mà không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu bạn không chú ý tới nó, mụn sau tai có thể tiến triển nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân ngứa ngáy, đau nhức, nhiễm trùng. Dưới đây là 4 biến chứng người bệnh cần phải cảnh giác nếu không xử trí mụn sau tai đúng cách:
- Viêm tai giữa.
- Nhiễm trùng tai, áp xe tai.
- Viêm hạch bạch huyết.
Tương tự như những nốt mụn trên mặt hoặc ở những vùng da khác, tốt nhất là bạn không nên tùy ý nặn mụn sau tai, đặc biệt là những vết mụn đau nhức, sưng to và bên trong có mưng mủ. Bởi vì nếu xử trí nốt mụn sai cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lây lan vi khuẩn sang những vùng da quanh đó.
3. Gợi ý những cách điều trị mụn sau tai
Nổi mụn sau tai nếu là mức độ nhẹ thì bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp dưới đây:
3.1. Phương pháp tại nhà
Sử dụng tinh dầu tràm trà trị nốt mụn nổi sau tai:
Tràm trà nổi tiếng với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả nên được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm trị mụn và chăm sóc da. Công dụng chính của tinh dầu tràm trà đó là nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và phòng ngừa nguy cơ mụn tái phát. Cách trị mụn bằng tinh dầu tràm trà khá đơn giản:
- Bước 1: vệ sinh da sạch sẽ.
- Bước 2: nhúng một cây tăm bông sạch vào tinh dầu và sau đó chấm lên nốt mụn viêm. Bạn có thể để nguyên như vậy qua đêm.
- Bước 3: dùng nước sạch và nước muối sinh lý để vệ sinh nốt mụn sau khi thức dậy.
Tinh dầu tràm trà được ứng dụng rất nhiều trong việc trị mụn
Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm của nốt mụn chỉ sau một vài ngày áp dụng.
Sử dụngmật ongvà lòng trắng trứng:
Lòng trắng trứng trộn với mật ong sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn mọc sau tai. Bởi vì lòng trắng trứng có tác dụng hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông và làm da săn chắc. Thêm vào đó, mật ong lại có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu nốt mụn hiệu quả và nhanh chóng. Hỗn hợp mật ong và lòng trắng trứng còn giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.
Công thức làm hỗn hợp trị mụn từ 2 nguyên liệu này:
- Bước 1: trộn 1 lòng trắng trứng cùng 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- Bước 2: rửa sạch vùng da sau tai, nơi đang bị mọc mụn.
- Bước 3: thoa lên nốt mụn hỗn hợp vừa mới chuẩn bị.
- Bước 4: để 20 phút rồi sau đó rửa sạch da cùng với nước.
Tần suất áp dụng công thức trên nên là 2 - 3 lần/tuần.
Mật ong và lòng trắng trứng có công dụng diệt khuẩn vàse khít lỗ chân lông, giúp điều trị mụn hiệu quả
3.2. Dùng thuốc trị mụn
Một cách cũng hiệu quả không kém khác trong việc trị mụn mọc sau tai đó là sử dụng thuốc đặc trị mụn. Các thuốc phổ biến thường được dùng để điều trị những nốt mụn “khó ưa” đó là những loại có chứa những thành phần hoạt chất như: Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Clindamycin,… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, làm xẹp và gom cồi mụn.
Nhưng việc dùng thuốc cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn loại thuốc phù hợp, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn từ các loại thuốc đặc trị.
Nhìn chung phụ thuộc vào tình trạng mụn của mỗi người mà bác sĩ da liễu sẽ có tư vấn dùng thuốc sao cho phù hợp. Đối với những trường hợp mụn nhẹ thì chỉ cần chăm sóc tại nhà nhưng nếu bị nặng thì tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện hay phòng khám để được điều trị.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn nhận diện được những nốt mụn mọc sau tai cũng như một số cách giúp giải quyết tình trạng này hiệu quả. Nếu bạn cần được giải đáp thêm những băn khoăn liên quan đến các bệnh về da liễu thì có thể liên hệ ngay hotline1900 56 56 56để được tổng đài viên củaMEDLATECtư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám với các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!