Tin tức
Niềng mặt trong là gì, áp dụng trong trường hợp nào?
- 19/12/2023 |Ưu và nhược điểm của các loại niềng răng
- 19/12/2023 |Răng thưa có niềng được không và những thắc mắc thường gặp
- 19/12/2023 |Độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào và những điều nên biết khi niềng răng
1. Niềng răng mặt trong là như thế nào?
Hiện nay, có hai phương pháp niềng răng phổ biến là niềng mắc răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Trong đó, niềng mặt trong thuộc về phương pháp niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, thay vì mặt ngoài, mắc cài, dây cung và các khí cụ nha khoa sẽ được gắn vào mặt bên trong của răng, ở phía tiếp giáp với lưỡi. Niềng mặt trong cũng nhằm tác động tới răng để đưa chúng về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm.
Niềng giúp bạn khắc phục khuyết điểm ở răng
2. Những trường hợp cần niềng răng mặt trong
Nhìn chung, niềng mặt trong thường được chỉ định đối với những trường hợp như:
- Răng mọc chen chúc với số lượng thừa so với bình thường, khiến hàm răng trở nên mất thẩm mỹ, trở ngại trong ăn uống.
- Răng bị thưa: khoảng cách giữa các răng lớn, răng xa nhau và dễ bị giắt thức ăn vào.
- Sai khớp cắn: có thể là khớp cắn ngược khiến răng hàm trên bị lấp, khớp cắn ngập khiến răng hàm dưới bị che hoặc khớp cắn chéo. Khớp cắn sai không chỉ khiến cho chức năng nhai bị hạn chế, ăn uống trở nên khó khăn mà còn khiến răng nhanh bị mài mòn, dễ bị sâu, dễ mắc bệnh nha chu.
- Răng gặp các vấn đề khác như: vẩu, móm, hô,...
Nhìn chung, tất cả các trường hợp trên đều có thể thực hiện niềng mặt trong. Đặc biệt, phương pháp này rất phù hợp đối với những người muốn niềng để cải thiện hình dạng, chức năng của hàm nhưng lại không muốn người khác biết mình đang thực hiện niềng để tự tin hơn trong giao tiếp.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của niềng mặt trong
Tất cả các phương pháp niềng răng đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và niềng răng mặt trong không phải ngoại lệ.
Ưu điểm
Như trên đã nói, niềng mặt trong cũng là một dạng của niềng răng mắc cài. Chính vì vậy, chúng mang đầy đủ các ưu điểm của phương pháp này như:
- Mang tới hiệu quả chỉnh nha tốt và nhanh chóng.
- Có thể phù hợp với hầu hết các trường hợp gặp vấn đề về răng.
- Khả năng chịu lực tốt nên người niềng có thể thực hiện các hoạt động ăn uống như bình thường mà không chịu tác động, ảnh hưởng đáng kể.
Niềng răng mặt trong giúp bạn tự tin hơn
Ngoài ra, chúng còn có thể khắc phục được một số hạn chế của niềng răng mắc cài, đó là:
- Không gây tổn thương tới mặt trong của môi, niêm mạc miệng do không cọ xát vào các vùng này. Hơn nữa, trong quá trình niềng, nếu bạn bị va đập cũng không gây ảnh hưởng tới vùng miệng.
- Tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng mặt ngoài: do mắc cài được giấu bên trong nên không gây ảnh hưởng tới giao tiếp. Bởi vậy, phương pháp này là lựa chọn rất tốt cho những người làm các công việc phải thường xuyên gặp gỡ, muốn niềng răng nhưng lại không có đủ kinh phí để thực hiện phương pháp niềng trong suốt.
Hạn chế
Niềng mặt trong cũng có một số nhược điểm như sau:
- Lưỡi có thể bị xước, tổn thương trong thời gian đầu do chưa quen.
- Việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn: do là niềng mặt trong nên trong quá trình ăn uống, thức ăn vẫn dính vào mắc cài, vào kẽ răng mà mắc cài nằm bên trong nên việc vệ sinh khó khăn hơn.
- Chi phí cao hơn so với niềng mặt ngoài.
- Đòi hỏi tay nghề của nha sĩ và dụng cụ, thiết bị: việc gắn mắc cài vào bên trong, thăm khám, điều chỉnh định kỳ, gắn các dụng cụ hỗ trợ sẽ gặp phải nhiều khó khăn do vị trí thực hiện nằm trong khoang miệng. Bởi vậy, không phải nha sĩ nào cũng có thể thực hiện được kỹ thuật này.
4. Các bước tiến hành niềng răng mặt trong
Khi bạn có nhu cầu được thực hiện niềng mặt trong, bạn sẽ cần trải qua các bước gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Bạn sẽ được nha sĩ thăm khám tổng quát, chụp x-quang để đánh giá tình trạng răng miệng, các vấn đề đang gặp phải. Từ việc thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp thực hiện phù hợp và hiệu quả nhất.
- Lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài: Cấu trúc hàm của mỗi người khác nhau nên bạn cần được lấy dấu để đảm bảo việc gắn mắc cài khớp với cung hàm. Từ đó, quá trình niềng mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Lắp mắc cài: theo thời gian đã hẹn, bạn sẽ đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thực hiện việc gắn mắc cài. Trước khi gắn, răng của bạn sẽ được vệ sinh thật sạch, tạo bề mặt khô để mắc cài có thể bám chắc vào thân răng.
Thăm khám định kỳ là điều bạn cần tuân thủ thực hiện
- Tái khám: Thường thì thời gian đầu sau khi gắn mắc cài, cứ khoảng 1 tháng bạn sẽ quay trở lại cơ sở chỉnh nha để bác sĩ có thể khám định kỳ, đánh giá mức độ đáp ứng và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Tháo niềng và đeo hàm duy trì: khi răng của bạn đã đạt được kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng, gắn hàm duy trì. Bạn sẽ cần đeo hàm duy trì trong thời gian ít nhất là 6 tháng sau khi niềng nhằm đảm bảo răng ổn định ở vị trí mới.
5. Giá cả của gói niềng răng mắc cài mặt trong là bao nhiêu, cần lưu ý những gì?
Niềng mặt trong đòi hỏi chi phí đắt hơn so với niềng mặt ngoài nhưng lại rẻ hơn niềng trong suốt. Tuy nhiên, cụ thể giá cả của niềng mặt trong tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, vấn đề cần khắc phục và chất liệu mà bác sĩ sử dụng để niềng cho bạn.
Sau khi được bác sĩ tiến hành niềng, bạn cần lưu ý thực hiện một số điều sau:
- Tuân thủ lịch khám theo định kỳ đã được bác sĩ dặn dò.
- Vệ sinh thật kỹ răng miệng, sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Định kỳ 6 tháng lấycao răngmột lần để răng miệng luôn sạch sẽ.
- Khi mới gắn mắc cài, tốt nhất nên ăn đồ ăn lỏng để tránh tổn thương miệng, bung mắc cài. Trường hợp mắc cài bị bung, hãy sớm đến gặp bác sĩ.
- Bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể, tránh đồ ăn nhiều đường.
Cần chú ý hơn tới vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Có thể nói, niềng răng mặt trong đòi hỏi kỹ thuật tay nghề bác sĩ cao, thiết bị đầy đủ. Bởi vậy, bạn nên thực hiện ở những địa chỉ đáng tin cậy, uy tín như Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hãy gọi tới số1900 400 066để được hướng dẫn chi tiết hoặc đặt lịch khám nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!