Tin tức
Những vấn đề cần biết để mọc răng khôn không còn là nỗi ám ảnh
- 07/10/2020 |Giải đáp những vấn đề xoay quanh có nên nhổ răng khôn hay không
- 23/09/2021 |Khi nào nên nhổ răng khôn và những câu hỏi thường gặp
- 20/10/2021 |Mách bạn cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà nhanh mà dễ
1. Răng khôn khi nào mọc và mọc ở đâu
1.1. Khi nào răng khôn sẽ mọc
Răng khôn(răng số 8) thuộc nhóm răng hàm lớn, đóng vai trò nghiền nhỏ thức ăn. Nó là loại răng sẽ mọc sau cùng, khi các răng cửa và răng hàm đã phát triển hết. Tùy cơ địa của từng người mà thời điểm mọc răng khôn sẽ có sự khác nhau, có người mọc từ khi 15 - 16 tuổi nhưng có người trên 18 tuổi mới mọc.
1.2. Răng khôn sẽ mọc ở đâu
Bình thường, mỗi người sẽ có 4 răng khôn mọc lần lượt ở vị trí cuối cùng của khung hàm, ngay cạnh răng hàm lớn số 7. Do mọc khi răng hàm đã phát triển ổn định nên răng khôn có thể bị thiếu chỗ để phát triển và gây ra tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc đâm ngang gây ra các tổn thương cho xương hàm và răng lân cận.
1.3. Răng khôn thường mọc với những dạng nào
Thường thì răng khôn sẽ mọc dưới các dạng:
- Mọc thẳng: đây là trường hợp may mắn nhấn vì nó không xâm lấn và gây ảnh hưởng tới đến răng lân cận. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng khôn sẽ gây ra tình trạng đau nhức lợi, sốt hoặc nổi hạch.
- Mọc lệch: răng khôn mọc kẹt nghiêng về phía sau, thường là trục răng nghiêng về phía răng số 7. Ngoài ra, răng khôn còn có thể mọc kẹt theo chiều ngang hoặc thẳng đứng, trong niêm mạc miệng gọi là hiện tượng lợi trùm, kẹt trong xương hàm nên không nhô ra ngoài được. Răng khôn mọc lệch sẽ vô cùng đau đớn, khiến cho phần nướu bị tấy đỏ và sưng lên.
Răng khôn mọc lệch
- Không mọc: nếu đã quá tuổi trưởng thành mà không thấy mọc răng khôn thì có thể nó đã bị kẹt và nằm ở dưới xương hàm.
2. Tại sao mọc răng khôn trở thành ám ảnh và nên xử lý cách nào
2.1. Lý do khiến cho mọc răng khôn trở thành nỗi ám ảnh
Sở dĩ từ trước tới nay, với rất nhiều người,mọc răng khôntrở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi là bởi:
- Gây đau nhức: nhiều trường hợp răng khôn không có chỗ để mọc thẳng lên nên có thể đâm vào răng số 7 gây ra các cơn đau vô cùng dữ dội khiến người bệnh không muốn ăn gì, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nặng nhất, việc mọc răng khôn có thể làm hư hỏng hoặc mất luôn răng số 7.
- Sâu răng: răng khôn nằm sâu trong cung hàm nên việc vệ sinh rất khó, thức ăn dễ bị kẹt lại ở nướu gây ra sâu răng. Sâu răng mức độ nặng có thể lan cả sang cả răng số 7.
Mọc răng khôn có thể biến chứng áp xe răng
- Nhiễm trùng nướu: do nằm ở vị trí khó chăm sóc nên vùng nướu ở vị trí mọc răng khôn cũng rất dễ bị nhiễm trùng.
- Áp xe răng: nhiễm trùng nướu lâu ngày khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong răng rồi hình thành áp xe làm hỏng răng, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh, thậm chí mủ trong ổ áp xe còn chảy xuống họng gây ngạt thở, nguy hiểm vô cùng.
2.2. Cách xử lý với răng khôn mọc “dại”
Rất nhiều người mọc răng khôn gặp phải những phiền toái như đã nói đến ở trên và băn khoăn không biếtcó nênnhổ răng khônđi hay không. Việc răng khôn có nên nhổ không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thực tế của răng. Để trả lời chính xác câu hỏi này tốt nhất nên gặp bác sĩ nha khoa thăm khám.
Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn vì nó ảnh hưởng đến các răng xung quanh đó là khi răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt. Trừ trường hợp đang bị viêm nhiễm cấp tính, mắc tiểu đường tiến triển, bị bệnh tim mạch, bệnh máu, bị suy yếu hệ miễn dịch, đang trong ngày hành kinh, giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, đang xạ trị vùng mặt,... sẽ được yêu cầu trì hoãn nhổ răng khôn.
Nhổ răng khôn cần được thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn
Quy trình nhổ răng khôn tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín thường diễn ra như sau:
- Dựa trên thực tế mọc và phát triển của răng khôn, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp nhổ răng phù hợp.
- Bôi tê phần nướu bằng gel màu đỏ rồi dùng kim tiêm một loại thuốc gây tê mạnh hơn vào khu vực cần nhổ răng khôn.
- Nha sĩ dùng nạy tách nướu nhằm cắt đứt các sợi dây kết nối răng với xương.
- Nha sĩ dùng kìm bắt chặt vào răng đến khi răng mềm ra rồi rút nó ra khỏi miệng.
- Vệ sinh vùng răng đã được nhổ và các vùng lân cận đồng thời bóp chặt nướu để vết thương khép miệng lại. Nếu thấy cần thiết, nha sĩ sẽ bỏ thêm thuốc cầm máu vào bên trong rồi khâu lại.
Những trường hợpmọc răng khônở dưới nướu thì cần phải loại bỏ răng bằng tiểu phẫu. Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ được gây tê hoàn toàn nửa bên hàm để không cảm thấy đau đớn sau đó nha sĩ sẽ cắt và mở rộng nướu rồi loại bỏ xương xung quanh răng để cho răng khôn có đủ khoảng trống thoát ra ngoài.
Ngoài những trường hợp răng ngôn mọc kẹt, mọc lệch nên nhổ bỏ thì các trường hợp sau không cần thiết phải nhổ răng khôn:
- Răng mọc thẳng và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới răng lân cận.
- Răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm nhưng không gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Răng khôn chỉ bị sâu ở mức độ nhẹ.
Nói chung, hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều phải trải qua một quãng thời gian dài với một quá trình bị gián đoạn, dễ gây đau nhức. Nếu trong giai đoạn này bạn cảm thấy có vấn đề bất thường thì nên đến cơ sở chuyên nha khoa uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Nhổ răng khôntuy không phức tạp nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không diễn ra đúng quy trình, không có tay nghề và kinh nghiệm, không đảm bảo vệ sinh. Vì thế, tốt nhất chỉ nên chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để loại bỏ răng khôn.
Nếu bạn đang gặp vấn đề gì về mọc răng khôn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại tổng đài1900 56 56 56. Ở đây, chắc chắn bạn sẽ được chia sẻ những thông tin hữu ích nhất để quá trìnhmọc răng khôndiễn ra thuận lợi, không gặp bất kỳ biến chứng đáng tiếc nào.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!