Tin tức
Những tác hại của đường đối với sức khỏe bạn cần biết
- 22/09/2021 |Vấn đề ai cũng cần biết: ăn bột ngọt có tốt không
- 07/10/2021 |Chuyên gia giải đáp: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
- 09/03/2022 |6 nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua
- 01/10/2022 |Bác sĩ giải đáp: Có bầu uống nước ngọt được không?
1. Không tốt cho não bộ
Một nghiên cứu thuộc Đại học Y UCLA của MỸ đã cho thấy, khi cơ thể con người nạp vào một lượng đường lớn sẽ làm ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não bộ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trí nhớ của bạn trở nên kém hơn.
Não bộ hoạt động kém hơn khi cơ thể nạp quá nhiều đường
Hàm lượng đường quá cao cũng có thể làm xuất hiện sự đề kháng lại với insulin (đóng vai trò quy định các chức năng của hệ thần kinh ở bên trong não). Chính vì vậy, khi các tế bào não đề kháng lại với insulin sẽ gây nên tình trạng xử lý thông tin chậm và ảnh hưởng đến việc điều khiển suy nghĩ của chính mình.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, các acid béo (omega-3) có thể chống lại được sự tác động không tốt này. Lượng acid béo ở bên trong cá hồi hoặc quả óc chó có thể giúp bù đắp được một vài tác động xấu của đường đối với não bộ con người.
Nếu bạn ăn quá nhiều đường thì khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng sẽ trở nên hạn chế hơn, nhất là những vitamin A - C - B12, canxi,... Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim mạch hay béo phì,... Chưa dừng lại ở đó, đường còn khiến cho glucose trong máu tăng cao và khiến cơ thể bị suy nhược. Nếu bạn có một chế độ ăn quá nhiều đường có thể khiến cơ thể bị thiếu crom.
2. Dễ tăng cân
Một trong nhữngtác hại của đườngđối với sức khỏe chính là cân nặng. Có khá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường lớn, kéo theo đó là rất nhiều calo gây tăng cân nhanh.
Tác hại của đườngđối với sức khỏe: Dễ gây tăng cân
Thêm vào đó, khi bạn ăn quá nhiều đường thì cơ thể sẽ nạp vào rất nhiều calo nhưng lại bị thiếu những dưỡng chất cần thiết khác. Và việc ăn các loại thực phẩm thiếu chất xơ sẽ càng khiến bạn có cảm giác thèm tinh bột và đường hơn. Đây cũng chính là hai chất dễ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
3. Bị bệnh tiểu đường type 2
Theo một khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bạn nên hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2. Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như trái cây, rau củ,… nhằm thỏa mãn cơn thèm ngọt của mình.
Đây cũng là cách để bạn có thể cân chỉnh được lượng đường ở bên trong máu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi lượng calo được đưa vào cơ thể để phòng tránh và giúp kiểm soát được nguy cơ bị tiểu đường type 2.
4. Không tốt cho sức khỏe của răng
Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA) cho hay, các loại thực phẩm hay đồ uống có chứa nhiều đường chính là một trong những nguyên nhân khiến răng bị sâu. Bởi lẽ, đường sẽ là nguồn thức ăn giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có thể sản sinh ra lượng acid có khả năng ăn mòn men răng. Bạn sẽ dễ bị sâu răng và các loại bệnh lý về răng miệng với tỷ lệ cao hơn khi ăn nhiều đường.
5. Dễ bị stress
Khi lượng đường ở trong máu tăng quá cao có thể khiến cho các hormone bị kích thích. Điều này có thể khiến cho bạn dễ bị cáu kỉnh và bực bội hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế các món ăn ngọt để kiểm soát cảm xúc cá nhân và hạn chế tình trạng stress.
Bạn dễ bị stress hơn khi ăn nhiều đồ ngọt
6. Kích thích quá trình lão hóa
Sau khi cơ thể hấp thụ một lượng đường nhất định, một phần trong đó sẽ đi vào trong máu và trở thành protein. Các phân tử protein mới sẽ khiến cho tính đàn hồi của các mô bị mất đi. Từ đó, da và các bộ phận khác sẽ dần bị lão hóa. Lượng đường lưu thông ở bên trong máu càng cao thì quá trình lão hóa sẽ càng diễn ra nhanh hơn.
7. Tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch
Tác hại của đườngđối với sức khỏe tim mạch cũng là vấn đề mà bạn cần lưu ý. Một chế độ ăn có quá nhiều đường sẽ khiến cho bạn dễ mắc các bệnh về tim hơn. Đường không chỉ khiến cân nặng tăng nhanh chóng mà còn làm tăng tỷ lệ bị viêm, nhiễm trùng và làm tăng các chất béo trung tính. Những yếu tố này có thể gây nên những vấn đề liên quan đến tim mạch như bị xơ vữa động mạch hay bị tăng huyết áp,...
Một nghiên cứu được thực hiện với 25.877 người trưởng thành ở Thụy Điển cho biết, những người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh tim cao hơn. Đồng thời các biến chứng mạch vành cũng lớn hơn so với những người bổ sung ít đường. Hàm lượng đường tăng quá cao trong cơ thể cũng khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khi ăn nhiều đường
8. Dễ gây nổi mụn
Mụn chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đường cũng là một trong những tác nhân gây mụn cần lưu ý. Khi bạn ăn quá nhiều carbs tinh chế thì nguy cơ bị mụn trứng cá cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao cũng sẽ làm đường huyết tăng nhanh.
Khi chỉ số đường huyết tăng thì insulin cũng sẽ tăng đột biến để có thể đưa glucose vào bên trong tế bào. Hàm lượng insulin gia tăng sẽ khiến tăng tiết androgen làm cơ thể sản xuất nhiều dầu hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm - một môi trường hoàn hảo để mụn trứng cá phát triển.
9. Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ
Khi bạn ăn quá nhiều đường fructose trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ở bên trong gan, fructose sẽ được chuyển hóa thành dạng năng lượng. Hoặc chúng sẽ được lưu trữ lại ở dạng glycogen. Một phần lớn lượng đường fructose được bổ sung sẽ khiến cho gan bị quá tải và gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tại Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện với 5.900 người cho ra kết quả: Những người uống nước có đường mỗi ngày sẽ có tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ cao hơn người không uống là 56%.
Fructose là một nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ
Nhìn chung,tác hại của đườngđối với sức khỏe là rất nguy hiểm nếu chúng ta ăn quá nhiều. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế và cân chỉnh lượng đường phù hợp để duy trì trạng thái năng lượng tốt nhất cho cơ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!