Tin tức
Những phương pháp phù hợp trong việc điều trị tâm lý bệnh nhân ung thư
- 06/11/2020 |Làm sao để bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị?
- 29/09/2021 |Chuyên gia tư vấn các phương pháp điều trị tâm lý bệnh nhân ung thư
- 03/08/2021 |Bác sĩ giải đáp: Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu?
- 31/08/2021 |Tăng canxi máu ở bệnh nhân ung thư là gì, nguyên nhân do đâu?
- 18/10/2021 |Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư mùa dịch an toàn và hiệu quả
1. Hiểu về các giai đoạn tâm lý để điều trị tâm lý bệnh nhân ung thư đúng cách
Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhânung thưlại có những biểu hiện tâm lý khác nhau. Cụ thể là:
Bệnh nhân lo lắng, sợ hãi khi biết mình bị ung thư
Giai đoạn đi thăm khám và chẩn đoán bệnh:
Bệnh ung thư là một bệnh nguy hiểm, chính vì thế rất nhiều người chỉ nhắc tới ung thư đã thấy rất lo lắng và sợ hãi. Một số biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân trong giai đoạn này là:
+ Bệnh nhân quá quan trọng hóa vấn đề, chỉ một vài rối loạn đơn giản đã nghĩ rằng mình đang bị ung thư. Khi lo lắng thái quá trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hoang tưởng không đáng có và gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh.
+ Rất nhiều người chủ quan với bệnh, chỉ đến khi cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng, bệnh đã chuyển biến nặng mới đi thăm khám. Điều này dẫn tới hiệu quả điều trị thấp, bệnh nhân phải đối mặt với những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cơ hội sống thấp.
Ở giai đoạn này, các bác sĩ nên giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời động viên để giúp bệnh nhân tin tưởng vào bác sĩ và phương pháp điều trị. Từ đó giúp họ có thể có được tinh thần tốt nhất để bước vào quá trình điều trị bệnh.
Bác sĩ nên thông báo kết quả chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân cùng với người nhà của họ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng nên lưu ý, nhắc lại thông tin nhiều lần để tránh tình trạng bệnh nhân và gia đình chưa hiểu rõ tình trạng bệnh hoặc hiểu sai những thông tin bác sĩ đưa ra.
Bệnh nhân cảm thấy cô đơn, mặc cảm khi đang trong quá trình điều trị bệnh
Giai đoạn điều trị
+ Phẫu thuật: Đây là một trong những biện pháp phổ biến để điều trị cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhưng lại mang đến nhiều sợ hãi cho bệnh nhân. Nguyên nhân vì phương pháp này có tính xâm lấn cao và gây ra những nguy cơ rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, nhất là phẫu thuật ung thư vú có thể khiến phụ nữ mặc cảm về vẻ ngoài của mình.
Chính vì thế, các bác sĩ cần giải thích, động viên để bệnh nhân không còn quá lo lắng và sợ hãi. Hơn nữa, với nền y học hiện đại như hiện nay, rất nhiều biện pháp tích cực đang được áp dụng để bệnh nhân có thể khắc phục những thay đổi hình dạng cơ thể sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư.
+Xạ trị:
Phương pháp xạ trị nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, kiểm soát u tại chỗ. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ được điều trị tia xạ tại chỗ để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật. Mục đích là giúp việc thực hiện phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Tâm lý thường gặp của bệnh nhân khi điều trị tia xạ là sợ hãi khi nhìn thấy các loại máy móc, lo lắng về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, các bác sĩ cần phải giải thích chi tiết cho người bệnh về các tác dụng phụ và cách khắc phục hiệu quả.
Điều trị hóa chất:
Cũng giống như điều trị xạ trị, phương pháp điều trị hóa chất cũng mang đến nhiều tác dụng phụ nhất định cho người bệnh. Trong đó, biểu hiện rụng tóc là thường gặp nhất.
Bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi điều trị xạ trị vàhóa trị
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể phải ở trong môi trường cách ly. Điều này cũng dễ khiến cho bệnh nhân cảm thấy cô đơn, u buồn, thậm chí rối loạn tâm thần. Do đó, cần an ủi, động viên người bệnh, trong những trường hợp đặc biệt, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý.
Tái phát
Đối với một số bệnh nhân, ung thư có thể tái phát và khi đó. Tâm lý của người bệnh ở giai đoạn này có thể giống như lúc chẩn đoán ban đầu. Các bác sĩ và gia đình cần động viên bệnh nhân nhiều hơn để giúp bệnh nhân duy trì được hi vọng và tâm lý tích cực nhất trong quá trình điều trị.
Giai đoạn cuối:
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường lo lắng, sợ hãi, sợ đau, sợ cơ thể bị biến dạng, sợ phải bỏ dở những công việc đang làm,… Một số trường hợp đặc biệt cần phải đi khám bác sĩ tâm thần và sử dụng thuốc điều trị tâm thần.
2. Những ai có thể hỗ trợ điều trị tâm lý bệnh nhân ung thư?
Để việcđiều trị tâm lý bệnh nhân ung thưhiệu quả, chúng ta cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau. Cụ thể là:
- Những người đã từng chữa khỏi bệnh ung thư và những người đang điều trị căn bệnh này: Đây là những minh chứng sống, người thật việc thật có thể giúp bệnh nhân ung thư lấy thêm tinh thần tích cực, động lực và có thêm nhiều hy vọng trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư cần được bác sĩ và người thân trong gia đình động viên tích cực
- Bác sĩ và điều dưỡng: Những người có chuyên môn và thường xuyên ở cạnh bệnh nhân cũng có một vai trò nhất định trong việc điều trị tâm lý bệnh nhân ung thư. Những thông tin và sự động viên của bác sĩ cũng như điều dưỡng sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và áp dụng các biện pháp điều trị bệnh một cách tích cực nhất. Bệnh nhân cần nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc y tế tốt nhất.
- Đặc biệt sự hỗ trợ về mặt tâm lý của gia đình và cộng đồng cũng rất quan trọng để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi buồn và sự mặc cảm. Gia đình chính là nguồn động lực rất lớn để bệnh nhân cố gắng hết sức và có một tâm trạng tích cực nhất khi điều trị bệnh.
Để tìm hiểu thêm thông tin, bạn có thể gọi đến Tổng đài1900 56 56 56để được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ, tư vấn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!