Tin tức
Những lưu ý quan trọng cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn
- 08/12/2021 |Cho trẻ sơ sinh ăn bổ sung như thế nào trong thời kỳ ăn dặm
- 02/11/2021 |Bật mí cách xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
- 12/04/2022 |Lý giải nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả
- 14/05/2022 |Những lưu ý cho trẻ ăn dặm giúp bé ăn ngon, chóng lớn
1. Chế độ ăn với bé dưới 4 tháng tuổi
Một số lưu ý khi bố mẹ cho bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi ăn cụ thể như sau:
Cho bé ăn dặm theo từng thời kỳ
Hành vi cho bé ăn: Đối với các bạn nhỏ ở độ tuổi này, hành vi ăn của bé sẽ dựa trên phản xạ tự nhiên của mình khi bé tìm đến bầu sữa của mẹ để được cho bú.
Loại hình thức ăn: Đối với 4 tháng đầu tiên của bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bé chỉ nên ăn sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức phù hợp.
Lượng thức ăn: Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi bé thường xuyên để nắm rõ được số lượng sữa cần cho bé ăn mỗi ngày. Các bố mẹ nên cho bé ăn đủ no (tùy theo thể trạng của bé) mà không cần quá để tâm đến lượng sữa được khuyến nghị.
Mẹo cho bé ăn: Giai đoạn này,hệ tiêu hóacủa các bé vẫn còn non yếu và đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, các bố mẹ nhất định không được cho conăn dặmvào lúc này. Nếu bé ăn thức ăn đặc có thể khiến cho hệ tiêu hóa của con bị tổn thương.
2. Cho bé ăn dặm từ 4 cho tới 6 tháng tuổi
Trong thời điểm này, các bố mẹ có thể nhận ra một số dấu hiệu rằngbé ăn dặmđã rất sẵn sàng. Theo những nghiên cứu từ phía Hiệp hội Nhi khoa của Mỹ, bé có dấu hiệu ăn dặm như sau:
Cho bé ăn dặm theo thực đơn từ 4 tháng đến 6 tháng
Khi bé đã có thể tự ngồi ở trên ghế và có thể ngẩng được đầu cao hơn.
Cơ thể bé đã có sự tăng cân nặng đáng kể.
Bé có thể ngậm được thìa và có thể cho các loại đồ ăn sâu vào bên trong khoang miệng của bé.
Khi bé có những dấu hiện nay, tức là bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm của mình.
Loại đồ ăn dặm: Tiếp tục vẫn là sữa mẹ và các loại sữa công thức để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bố mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại rau củ hoặc hoa quả được xay nhuyễn,...
Hàm lượng thức ăn: Lúc ban đầu, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm tầm khoảng 1 thìa cà phê thực phẩm hoặc là các loại hạt ngũ cốc được xay nhuyễn. Bố mẹ cho trộn chung cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho bé ăn. Dần dần, bố mẹ có thể tăng lượng thứcăn dặm cho bévà giảm lượng sữa để cho bé ăn thức ăn dặm đặc hơn.
Mẹo cho bé ăn: Lúc đầu, nếu bé có vẻ không thích ăn các loại thức ăn này thì bố mẹ có thể thử đi thử lại và cho bé ăn trong nhiều ngày. Khi cho bé ăn, bố mẹ cũng nên giới thiệu cho bé biết về từng loại thức ăn mới. Đồng thời, một cuốn sổ nhật ký để ghi lại những món bé thích ăn, những món khiến bé bị dị ứng để đưa ra thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho con.
3. Bé ăn dặm trong giai đoạn 6 tháng đến 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, việc cho bé ăn dặm cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Chính vì vậy, các bố mẹ cần phải lưu ý để có thể lên một kế hoạch ăn dặm dành riêng cho con trẻ của mình.
Thực đơn ăn dặm đa dạng hơn cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
Đồ ăn dặm: Sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho bé trong những giai đoạn đầu đời. Đi kèm với đó, bố mẹ có thể cải thiện thực đơn ăn dặm của con với trái cây, rau củ, thịt, cá, tôm, xay nhuyễn thêm gia vị cho bé ăn dặm. Bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm sữa chua không đường dành cho bé dưới 1 tuổi và ngũ công tăng cường cho bé thay đổi món.
Lượng thức ăn: Thời gian đầu lượng thức ăn sẽ khoảng một thìa cà phê. Sau đó, bố mẹ tăng dần lượng thức ăn lên cho bé sao cho phù hợp với sức ăn của con.
Mẹo cho bé ăn dặm: Tương tự như giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, các bố mẹ cũng nên giới thiệu cho bé về các loại thức ăn. Đồng thời, bố mẹ nên lưu ý lại những loại thức ăn phù hợp hoặc không với con để có một thực đơn tốt nhất cho trẻ.
4. Cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Lúc này, bé đã có thể ăn được cái loại thức ăn cứng hơn. Vì vậy, vào thời điểm này bố mẹ có thể đa dạng thực đơn cho bé. Một vài dấu lưu ý khi cho conăn dặmnhư sau:
Loại đồ ăn dặm: Vẫn giữ nguyên nguồn dinh dưỡng chính cho bé chính là sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé một số loại đồ ăn như: Phô mai mềm đã được tiệt trùng, các loại phô mai tươi hoặc sữa chua không đường dành cho bé dưới 1 tuổi, các loại rau củ và hoa quả nghiền.
Ở giai đoạn này, bé đã có thể tự mình cầm bốc thức ăn nên bố mẹ có thể chuẩn bị thêm cho con một số loại đồ ăn cứng hơn như khoai tây, trứng chiên, bánh quy mềm dành cho em bé mới mọc răng,... Bố mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn nhạt.
Bố mẹ cũng cần bổ sung thêm chất đạm cho con với các loại thịt cá, đậu phụ, đậu lăng,... Ngoài ra, ngũ cốc để tăng cường thêm sắt cũng rất quan trọng.
Lượng thức ăn cần có: Một vài thông tin bố mẹ có thể tham khảo như: 1/4 hoặc 1/3 cốc sữa, từ 1/4 cho đến 1/2 cốc ngũ cốc, từ khoảng 3/4 cho đến 1 cốc hoa quả hoặc rau củ, khoảng 3 - 4 muỗng canh các loại thức ăn giàu protein trong thực đơn hàng ngày của bé.
Giai đoạn ăn dặm với nhiều loại đồ ăn cứng hơn
Nhìn chung, trong quá trình phát triển những năm tháng đầu đời của con, một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng. Bé ăn dặm cần phải đảm bảo được số lượng cũng như cân đối được hàm lượng dinh dưỡng dành cho con. Nếu bé không được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng thì sẽ làm ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe của con. Đồng thời, quá trình phát triển của con cũng sẽ không được đảm bảo.
Trên đây là một số thông tin về những lưu ý chobé ăn dặmmà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tổng hợp cho bố mẹ tham khảo. Nếu các bố mẹ muốn có một thực đơn ăn dặm, dinh dưỡng phù hợp dành riêng cho con mình có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số hotline1900 56 56 56để được tư vấn cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!