Tin tức
Những loại thuốc giảm đau răng cấp tốc bạn nên biết và lưu ý khi sử dụng
- 08/03/2022 |Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị áp xe răng hiệu quả
- 25/02/2022 |Nguyên nhân khiến răng ố vàng và các phương pháp làm trắng răng tại nhà
- 22/03/2022 |Nướu răng bị đỏ, sưng đau và chảy máu - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng!
1. Thuốc giảm đau răng cấp tốc - khi nào nên dùng?
Đau rănglà hiện tượng không hiếm gặp, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:
- Bị sâu răng.
- Áp-xe răng.
- Mọc răng khôn.
- Bệnh về nướu.
- Thiếu một số vitamin và khoáng chất như: canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin D,...
Đau răng gây nên những cảm giác rất khó chịu, không ai muốn trải qua
Điều đáng nói là cơn đau răng xuất hiện đột ngột như một vị khách không mời, gây ra cảm giác đau đớn,mệt mỏivô cùng khó chịu. Trong tình huống này, dùng thuốc giảm đau răng cấp tốc không kê đơn sẽ nhanh chóng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, chỉ nên dùng loại thuốc này trong các trường hợp:
- Mới trích rạch mủ áp xe hoặc mới điều trị viêm nha chu.
- Mới điều trị xong đau nhức do viêm tủy.
- Đau nhức do mọc răng khôn hoặc mớinhổ răng khôn.
2. Những loại thuốc giảm đau răng thông dụng và lưu ý khi dùng
2.1. Các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc thông dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loạithuốc giảm đau răngcấp tốc nhưng chúng chủ yếu được chia thành các nhóm:
- Nhóm NSAIDs
Đây là nhóm thuốc không chứa thành phần steroid, được dùng cho nhiều trường hợp đau răng khác nhau với tác dụng hạ sốt, kháng viêm để giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Thuốc được phân thành hai loại: loại kê đơn và loại không kê đơn. Trong đó, loại thuốc không kê đơn chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn (dưới 10 ngày), chứa hàm lượng hoạt chất thấp.
- Nhóm thuốc giảm đau an toàn Acetaminophen
Loại thuốc này giúp hạ sốt, giảm đau nhanh, chủ yếu dùng cho những người bị dị ứng với thuốc giảm đau NSAIDs hoặc thuốc giảm đau có chứa chứa aspirin. Tuy nhiên, do với nhóm NSAIDs thì đây là nhóm thuốc giảm đau răng có hiệu quả thấp hơn và thời gian đáp ứng thuốc chậm hơn. Ưu điểm lớn nhất của nhóm thuốc giảm đau Acetaminophen là hầu như không có tác dụng phụ nên có thể yên tâm trong suốt quá trình dùng thuốc.
Acetaminophen và Paracetamol là hai nhóm thuốc giảm đau răng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn cao
- Nhóm thuốc giảm đau paracetamol Panadol
Việc dùng thuốc giảm đau răng paracetamol Panadol sẽ giúp cho cơn sốt mau hạ nhưng thuốc lại không có tác dụng kháng viêm nên chỉ phù hợp với những người bị đau răng mà không sưng nướu. Thuốc chỉ được dùng cho độ tuổi từ 6 trở lên.
- Nhóm thuốc giảm đau Naphacogyl
Naphacogyl cũng là một loại thuốc giảm đau răng được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng vì nó vừa mang lại hiệu quả giảm đau tức thì vừa có tác dụng kháng viêm. Không những thế, việc dùng thuốc còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm sau trích túi mủ, phẫu thuật áp xe,... Dòng thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng với người có tiền sử bịrối loạn tiêu hóa, người cho con bú và thai phụ.
- Nhóm thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc giảm đaurăng thuộc nhóm gây tê tại chỗ chủ yếu được bào chế dưới dạng gel, xịt hoặc dung dịch. Dòng thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng với hiệu quả gây tê tức thì trong vòng 30 giây - 2 phút sau khi sử dụng nhưng tác dụng này chỉ kéo dài trong khoảng 15 - 60 phút.
Cũng vì thời gian giảm đau của thuốc không dài nên thuốc sẽ phải dùng nhiều lần trong ngày, gây bất tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, thuốc vẫn có những tác dụng phụ nhất định nên cần tránh lạm dụng.
2.2. Một vài lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng cấp tốc
Mặc dù các loại thuốc giảm đau răng trên đây đều thỏa mãn được mục đích giảm đau cấp tốc, đem lại cảm giác dễ chịu; nhưng để đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tính an toàn, tốt nhất người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa. Nếu tự ý mua thuốc về sử dụng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như:
Khám bác sĩ nha khoa tìm nguyên nhân đau răng là giải pháp tốt nhất để chấm dứt đau răng an toàn và triệt để
- Nhóm thuốc NSAIDs hay thuốc chứa Aspirin nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ làm tổn hại màng nhầy ởhệ tiêu hóavà dạ dày từ đó làm tăng nguy cơ xuất huyết và viêmloét dạ dày.
- Lạm dụng dùngthuốc giảm đau răng cấp tốctrong khoảng thời gian dài dễ gây phụ thuộc, nghiện thuốc, thậm chí có người còn bị tăng huyết áp.
- Dùng sai cách hoặc quá liều thuốc giảm đau chứa paracetamol dễ làm tổn hại đến thận, gan, khiến người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ bịsuy thận, suy gan hoặc thường xuyên có cảm giácbuồn nôn.
- Những người có tiền sử dị ứng, thai phụ, người già, phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tự miễn,... nếu không tìm hiểu kỹ mà tự ý dùng thuốc có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nói tóm lại, việc dùng những loạithuốc giảm đau răngtrên đây chỉ có tính chất trước mắt, tức thời. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng của mỗi người không giống nhau và muốn chấm dứt nó hiệu quả thì tốt nhất nên đến bác sĩ nha khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây đau, nhất là những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như rét run, sốt, đau răng trên 2 ngày thì tuyệt đối không nên chủ quan.
Không ít trường hợp bị đau răng do các bệnh lý nha khoa do trì hoãn thăm khám, lạm dụngthuốc giảm đau răngcấp tốc tại nhà đã gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy ghi nhớ rằng, tìm ra nguyên nhân đau răng để điều trị lập tức mới là giải pháp giúp giảm đau triệt để, lâu dài.
Để phòng tránh sự xuất hiện của những cơn đau răng đột ngột, mỗi người trong chúng ta nên bảo vệ sức khỏe nha khoa của mình bằng cách đánh răng đều đặn 2 lần/ngày để vệ sinh sạch sẽ răng nướu, giúp cho tổn thương sớm lành. Bên cạnh đó, lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần cũng được xem là giải pháp hiệu quả để phát hiện sớm các vấn đề nha khoa tiềm ẩn trước khi cơn đau răng xuất hiện.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm củaHệ thống nha khoa MedDental - Medlatectại:
-Tổng đài: 1900 4000 66 |Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
-Website: meddental.vn
-Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!