Tin tức
Những kiến thức không nên bỏ qua về bệnh nhiễm trùng mắt
- 18/05/2021 |Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường là do đâu và cần làm gì
- 18/05/2021 |Nguyên nhân khiến mắt bị mờ đột ngột bạn không nên bỏ qua
- 18/05/2021 |Triệu chứng viêm kết mạc herpes và những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ
- 18/05/2021 |Viêm kết mạc mắt là bệnh như thế nào? Cách điều trị ra sao?
1. Những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng mắt
Bệnh nhiễm trùng mắt có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc ở cả 2 bên mắt và người bệnh sẽ có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:
Mắt bị đau hoặc ngứa.
Người bệnh cảm thấy cộm mắt như có dị vật trong mắt.
Cảm thấy khó chịu, không thể nhìn vào ánh sáng chói hoặc có thể hiểu là mắt người bệnh bị nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Mắt có cảm giác nóng rát.
Mí mắt có thể sưng ở phần dưới hoặc khi chạm vào gây đau cho người bệnh.
Một số bệnh nhân xảy ra tình trạng chảy nước mắt không ngừng.
Mắt có dịch vàng, xanh hoặc có thể là dịch trong suốt chảy ra từ một hoặc hai mắt.
Lông mi quặp vào trong điều này rất dễ xuất hiện vào buổi sáng.
Cảm giác bị mờ mắt, không nhìn rõ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận thấy một số biểu hiện khác như sốt, khó đeo kính áp tròng và tình trạng sưng hạch bạch huyết gần tai.
Nhiễm trùng mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Nếu gặp phải những triệu chứng phía trên hoặc bất cứ khác thường nào ở mắt, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và được điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng mắt
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, phần lớn, tình trạng này là do một số bệnh về mắt gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh:
Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnhđau mắt đỏ
Đây là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Thông thường, bệnh viêm kết mạc sẽ chia làm 2 loại, một loại là dovi khuẩngây ra và loại còn lại là do virus, bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể do dị ứng hay tiếp xúc với hóa chất. Khi dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, đồ trang điểm hoặc tiếp xúc với dịch mắt của người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây bệnh.
Đối với những trường hợp nhiễm bệnh do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơnthuốc kháng sinhđể điều trị bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh do virus thì thuốc kháng sinh chỉ dùng để phòng bội nhiễm vi khuẩn và ít làm giảm triệu chứng. Thông thường, người bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 đến 3 tuần.
Khi giác mạc bị trầy xước rất dễ dẫn đến nhiễm trùng mắt
Một số triệu chứng bệnh thường gặp là: Mắt đỏ, chảy nhiều dịch và dử mắt, ngứa nhiều như có dị vật bên trong,… Khi thấy những biểu hiện bất thường này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Để điều trị triệu chứng, bạn có thể chườm ấm lên mắt để giảm đau hoặc mua các loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm sưng, giảm đau cho mắt.
Lẹo mắt
Lẹo mắt cũng là một dạngnhiễm trùng mắt. Bệnh xảy ra khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng. Khi bị bệnh, bạn sẽ gặp một số biểu hiện như có đốm sưng đỏ ở trên hoặc gần mí mắt, những đốm này có thể chứa mủ.
Có hai loại lẹo mắt:
Lẹo mắt Hordeolum: Là loại có thể gây nhiễm trùng tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn ở phần trên của mí mắt
Lẹo mắt Chalazion: Gây nhiễm trùng tuyến nhờn trên mí mắt.
Thông thường, lẹo mắt sẽ tự khỏi nhưng khi bị bệnh, người bệnh thường rất đau đớn. Để cải thiện triệu chứng bệnh, bạn có thể xông hơi mắt, hoặc đắp gạc mềm và ấm lên mắt.
Viêm bờ mi
Đây là tình trạng viêm mãn tính ở một hoặc hai bên mí mắt. Căn bệnh này thường là do nhiễm khuẩn hoặc những bệnh về da gây ra và không có nguy cơ lây nhiễm. Hoặc một số trường hợp, tình trạng tiết dầu ở mí mắt cũng dẫn đến nhiễm khuẩn.
Thông thường có hai loạiviêm bờ mi: Một là loại viêm phía trước có ảnh hưởng đến mép ngoài mí mắt và loại còn lại là viêm phía sau có tác động đến bên trong mí mắt.
Nên cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng
Căn bệnh này thường được áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng giúp bệnh nhân giảm đau và kích ứng. Một số phương pháp điều trị thường là:
Chườm khăn ấm nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
Rửa sạch mí mắt để loại bỏ vảy đóng quanh mí mắt.
Khi bị viêm bờ mi, người bệnh không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm mắt.
Rửa tay thật sạch, sau đó mát-xa tuyến mí mắt để kích thích tiết dầu thừa.
Viêm giác mạc
Khi giác mạc bị trầy xước rất dễ dẫn đến nhiễm trùng mắt. Tình trạng này có thể để lại sẹo, thậm chí gây ra tình trạng lồi mắt cua, teo nhãn, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh.
Những nguyên nhân gâyviêm giác mạccó thể là do virus như Herpes, Zona, Adenovirus, hay cũng có thể là do sự rối loạn chế tiết nước mắt, bệnh nhân bị khô mắt, hay do không sản xuất đủ nước mắt hoặc cũng có thể do những bệnh như lao, giang mai,…
Đeo kính râm để bảo vệ mắt
Những bệnh nhân bị viêm giác mạc thường được điều trị bằng thuốc. Đối với những trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ có thể thực hiện ghép giác mạc thay thế phần bị loét.
Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng mắt, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh mắt sạch sẽ
- Khi bạn đã tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ, cần phải rửa tay thật sạch để tránh trường hợp tay nhiễm khuẩn bệnh vô tình chạm vào mắt khiến bạn bị lây nhiễm.
- Không nên dùng chung đồ cá nhân với những người bị bệnh đau mắt đỏ.
- Bảo vệ mắt, tránh để mắt tiếp xúc với các hóa chất. Khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi cần đeo đồ bảo hộ mắt. Khi đi ngoài đường nên dùng kính để tránh bụi hay dị vật bay vào mắt.
- Điều trị các bệnh về mắt
- Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ.
Bạn có thể gọi đến số1900 56 56 56để được các bác sĩ của bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về bệnh nhiễm trùng mắt.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!