Tin tức

Những điều nên biết về chọc dò tủy sống

Ngày 12/12/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chọc dò tủy sống để lấy mẫu dịch não tủy tại thắt lưng thường được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán cận lâm sàng bệnh lý thần kinh trung ương. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về tính an toàn và ưu điểm thủ thuật này ngay trong nội dung được chia sẻ sau đây.

1. Chọc dò tủy sống là gì?

Dịch não tủy không có màu, nằm trong não và tủy sống. Trung bình, dịch não tủy được dữ trự sẵn khoảng 125ml/ngày trong cơ thể đồng thời có thêm khoảng 500ml được sản xuất thêm.

Hệ thống dịch não tủy bên trong bộ não

Hệ thống dịch não tủy bên trong bộ não

Chọc dò tủy sốnglà thủ thuật được thực hiện dưới hình thức dùng kim chuyên dụng để lấy mẫu tủy sống đưa tới phòng xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán xác định và đưa ra định hướng điều trị bệnh lý liên quan đến tủy sống và hệ thần kinh.

2. Chọc dò tủy sống được thực hiện trong trường hợp nào?

Dịch tủy sốngsẽ có những biến đổi nhất định nếu xảy ra tổn thương ở hệ thần kinh. Đây chính là lý do khiến cho việc lấy dịch tủy sống sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các bệnh lý ở vùng này như:

- Nhiễm khuẩn.

- Bệnh ung thư màng não.

- Bệnh thần kinh ngoại biên.

- Các biểu hiện thần kinh chưa xác định được nguyên nhân:động kinh, co giật, lú lẫn, rối loạn ý thức,... hoặc bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ và dây thần kinh.

Ngoài ra,chọc dò tủy sốngcòn áp dụng trong quá trình điều trị bệnh:

- Não úng thủy: lấy dịch hoặc gây tê tủy sống.

- Viêm màng não: theo dõi kết quả điều trị bệnh.

Mô phỏng quy trình chọc dò tủy sống

Mô phỏng quy trình chọc dò tủy sống

3. Quy trình chọc dò tủy sống

Trước khi chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về quy trình thực hiện. Việc làm này sẽ giúp giải tỏa tâm lý lo lắng không đáng có cho bệnh nhân và người nhà.

Quá trìnhchọc dò tủy sốngsau đó sẽ được thực hiện với các bước như sau:

- Tư thế của bệnh nhân: để thực hiện chọc dò tủy sống người bệnh có thể ngồi hoặc nằm theo yêu cầu của bác sĩ.

- Bác sĩ dùng thuốc khử trùng để lau toàn bộ lưng sau đó phủ tấm khử trùng lên trên lưng của người bệnh

- Bác sĩ sẽ chích mũi kim vào giữa đốt sống - ở khoảng trống có chứa dịch não tủy và rút ra khoảng vài ml để mang đi xét nghiệm. Thường là khoảng gian giữa hai đốt sống thắt lưng L3-L4 hoặc L4-L5, L5-S1.

Chọc dò tủy sống là một thủ thuật khó và nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện lại một lần nữa. Trong khi thủ thuật diễn ra, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ để không xảy ra tình huống cử động hay thay đổi tư thế gây mất an toàn cho người bệnh. Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc cần cử động thì cần trao đổi với bác sĩ để được giải quyết.

Sau khi lấy được mẫu dịch tủy sống, bác sĩ sẽ rút kim ra rồi đặt băng khử trùng vào vị trí chọc kim trước đó. Từ thời điểm này, người bệnh có thể cử động bình thường.

4. Chọc dò tủy sống có đau, có rủi ro gì không?

4.1. Chọc dò tủy sống có đau không?

Trước khi thủ thuật chọc dò tủy sống diễn ra, người bệnh sẽ được gây tê. Thuốc gây tê có tác dụng giảm đau đớn cho người bệnh khi thủ thuật diễn ra. Tuy nhiên, tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi bệnh nhân mà mức độ đau cũng sẽ được cảm nhận khác nhau.

Một số bệnh nhân cảm thấy hơi đau và tức nhẹ khi mũi kim chích vào. Cũng có trường hợp bệnh nhân cảm thấy rất đau và cần có sự hỗ trợ giữ chặt bệnh nhân từ phía nhân viên y tế.

Trong quá trìnhchọc tủy sống, nếu người bệnh thấy đau nhói ở chân thì nên báo ngay với bác sĩ. Để giảm thiểu khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vị trí đặt kim hút dịch tủy sống.

4.2. Chọc dò tủy sống có rủi ro nào không?

Sau chọc dò tủy sống có thể bị đau đầu

Sau chọc dò tủy sống có thể bị đau đầu

Tuy không phải là thủ thuật nguy hiểm nhưng chọc dò tủy sống vẫn tiềm ẩn một số ít rủi ro như:

-Đau đầu: đây là biến chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân chính là dịch tủy sống bị thoát qua lỗ chọc hoặc áp lực trong não bị giảm xuống. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ tại giường nhưng không nằm gối trong 3 - 4 giờ. Trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có thể sử dụngthuốc giảm đau.

- Nhiễm khuẩn: tình trạng này rất hiếm gặp, chủ yếu chỉ xảy ra khi khâu vô khuẩn trước và trong thủ thuật không đảm bảo. Nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến biến chứngviêm màng nãomủ, viêm khoang đĩa đệm,áp xedưới màng cứng.

- Tụ máu dưới màng cứng: biến chứng này chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi.

- Chảy máu: có thể gặp ở ngoài hoặc dưới màng cứng, thường gặp ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn đông máu.

Sau thủ thuậtchọc dò tủy sống, nếu phát hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay:

- Sốt, ớn lạnh.

- Bị cứng cổ.

- Có máu hoặc dịch chảy ra ở vị trí được chọc dò.

- Đầu bị đau dữ dội.

- Chân có cảm giác yếu hoặc tê.

Thông thường, kết quả chọc dò tủy sống sẽ có sau 24 giờ. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra vấn đề cần hội chẩn thì thời gian người bệnh nhận được kết quả sẽ dài hơn.

Nhìn chung, thủ thuật chọc dò tủy sống tương đối an toàn, ít tác dụng phụ. Hơn nữa, nếu cân nhắc với hiệu quả đạt được thì đây là phương pháp cần thiết để chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thần kinh. Vì thế, nếu được chỉ định chọc dò tủy sống thì người bệnh có thể yên tâm để phối hợp với bác sĩ trong quá trình thực hiện thủ thuật này.

Ngoài những thông tin được chia sẻ trên đây, nếu còn băn khoăn nào khác về thủ thuậtchọc dò tủy sống, quý khách hàng có thể liên hệ hotline1900 56 56 56để được tổng đài viên củaHệ thống Y tế MEDLATECcung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map