Tin tức
Những điều cần biết về vắc xin Astrazeneca phòng chống COVID-19
- 25/04/2021 |Bị sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì và tư vấn của chuyên gia
- 25/07/2021 |MEDLATEC đặt lịch xét nghiệm COVID-19 chủ động - An toàn, tiện lợi, nhanh chóng
- 08/08/2021 |BVĐK MEDLATEC MIỄN PHÍ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 khi khách hàng đến khám chữa bệnh
1. Thông tin chung về vắc xin Astrazeneca
Astrazeneca là loại vắc xin có tác dụng trong việc phòng chống virus SARS-CoV-2, được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford của vương quốc Anh. Sautiêm chủng, cơ thể chúng ta sẽ kích hoạt phản ứng hệ miễn dịch, đặc biệt là tạo ra được các tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Astrazeneca là loại vắc xin phòng chống COVID-19 được nghiên cứu bởi Đại học Oxford
Theo kết quả xét nghiệm lâm sàng, vắc xin Astrazeneca có khả năng bảo vệ con người trước virus SARS-CoV-2 từ 62% cho đến 90% và được rất nhiều nước cho phép sử dụng. Hiện nay, do nhu cầu phòng chống dịch cấp bách, Bộ Y Tế Việt Nam cũng đã cấp phép có điều kiện.
Đối với loại vắc xin của Anh này sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi ở bắp tay để đạt được kết quả tốt nhất và khoảng cách giữa 2 mũi là từ 4 đến 12 tuần.
2. Những đối tượng nên và không nên tiêm Astrazeneca
Không phải ai cũng có thể sử dụng được vắc xin Astrazeneca. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên tiêm:
Đối tượng nên tiêm
Astrazeneca là loại vắc xin được chỉ định cho đối tượng ở độ tuổi từ 18 trở lên. Tất cả mọi người khi đủ điều kiện sức khoẻ và không có điều gì bất thường đều nêntiêm vắc xinphòng bệnh. Đặc biệt là những người đang ở tuyến đầu chống dịch như bác sĩ, y tá, bộ đội và công an,… Ngoài ra, những đối tượng đặc biệt cũng nên tiêm là:
Những người có độ tuổi từ 65 trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao khi mắc phải COVID-19.
Mắc phải các căn bệnh nền hoặc bệnh mãn tính: Nhóm đối tượng này sẽ được chỉ định tiêm ở bệnh viện sau khi đã chữa trị ổn định. Bởi vì, đây là những người rất dễ bị nhiễm và biến chứng nặng sau khi mắc phải COVID-19.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Chị em đang cho con bú có thể tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca và không cần ngưng cho con bú sau khi chủng ngừa. Còn với phụ nữ đang trong thai kỳ không nên tiêm chủng. Tuy nhiên, có thể cân nhắc việc tiêm nếu thuộc nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm theo tính chất công việc (bác sĩ, nhân viên y tế,...). Hoặc mang các yếu tố nguy cơ bệnh nặng như có bệnh lý nền. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra lời khuyên sau khi khám sàng lọc tiêm chủng.
Vắc xin Astrazeneca được chỉ định tiêm cho những người trên 18 tuổi
Người bị HIV: Đây cũng là nhóm có nguy cơ phơi nhiễm và tiến triển nặng khi mắc phải COVID-19. Không cần phảixét nghiệm HIVtrước khi tiêm chủng.
Bị suy giảm hệ miễn dịch: Nếu những đối tượng này thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, cần phải được tiêm chủng sau khi đã cung cấp những thông tin về bệnh và quá trình điều trị cho nhân viên y tế.
Đã từng bị SAR-CoV-2: Sau khi đã khỏi bệnh 6 tháng, những người này cũng nên tiêm vắc xin để tránh tình trạng tái nhiễm.
Có tiền sử điều trị kháng thể kháng COVID-19: Đối tượng này được khuyến cáo nên tiêm ít nhất sau 90 ngày điều trị.
Đối tượng không nên tiêm
Dưới đây là những đối tượng không nên tiêm vắc xin Astrazeneca:
Dưới 18 tuổi.
Quá mẫn cảm hoặc bị dị ứng với tá dược hoặc hoạt chất có trong vắc xin như: L-Histidine, Etanol, Natri clorua hoặc Magie clorua hexahydrat,…
Xuất hiện những phản ứng nặng hoăc phản vệ cấp độ 2 trở lên sau khi tiêm vắc xin ở mũi 1 sẽ không được chỉ định tiêm mũi tiếp theo.
3. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin Astrazeneca
Đối với bất kỳ loại vắc xin nào cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ sau khi được tiêm vào cơ thể và Astrazeneca không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, mỗi người sẽ xuất hiện các phản ứng khác nhau tùy theo thể trạng, như sau:
Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm.
Ớn lạnh, vã mồ hôi và sốt cao trên 38 độ C.
Đau đầu,buồn nôn, đau cơ và khớp.
Astrazeneca có thể gây ra tình trạng sốt cao và đau nhức cơ thể sau khi tiêm
Một số trường hợp có thể bị sưng hạch, ngứa hoặc phát ban,…
Huyết khối bị miễn dịch hoặc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, đây là những tác dụng phụ nặng rất hiếm khi xảy ra sau tiêm.
4. Những lưu ý trước và sau khi tiêm Astrazeneca
Để vắc xin phát huy hết tác dụng cũng như tránh được những trường hợp xấu có thể xảy ra, chúng ta cần phải lưu ý những điều dưới đây trước và sau khi tiêm:
Trước khi tiêm
Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:
Cần phải cung cấp trung thực và đầy đủ những thông tin đầy đủ về sức khỏe của bản thân như: tiền sử bệnh, các liệu pháp cũng như loại thuốc đang được áp dụng để điều trị bệnh, vắc xin được tiêm gần đây, những phản ứng và dị ứng của cơ thể,…
Ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, tránh sử dụng các loại nước uống có chất kích thích hoặc cồn như bia, rượu, cà phê,…
Nên đi tiêm cùng với người thân nếu như sức khoẻ của bạn yếu.
Ngoài ra, phụ nữ trước khi tiêm chủng cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay là không và khi nào dự định mang thai.
Cần phải khai đầy đủ thông tin sức khỏe của bản thân trước khi tiêm
Sau khi tiêm
Sau khi tiêm, chúng ta cần phải:
Ở lại trung tâm y tế ít nhất 30 phút để theo dõi những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm để xử lý kịp thời.
Theo dõi tại nhà 48 tiếng sau tiêm. Nếu như xuất hiện các tình trạng bất thường như sốt cao liên tục, hôn mê, co giật, khó thở, tím tái, nôn mửa,… cần phải liên hệ ngay với trung tâm y tế hoặc đến bệnh viện gần nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Astrazeneca. Ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh ra, chúng ta cũng cần phải thực hiện thông điệp “5K” của Bộ Y Tế để có thể bảo vệ được bản thân cũng như cộng đồng trong mùa dịch COVID-19 đáng sợ này. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline1900 56 56 56để được giải đáp một cách tận tâm và nhanh chóng nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!