Tin tức
Những điều cần biết về bệnh lý xoắn tinh hoàn
- 13/09/2021 |Chuyên gia giải đáp: Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
- 10/02/2022 |Phương pháp nào giúp chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả
- 21/06/2022 |Hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết xoắn tinh hoàn ở trẻ
Xoắn tinh hoànlà gì? Xoắn tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?
Tinh hoàn là cơ quan có vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh sản ở nam giới, gồm 2 bộ phận hình bầu dục (giống quả trứng gà) được chứa trong túi da (bìu) treo bên ngoài cơ thể, nằm giữa hai đùi và phía trước xương chậu. Do nằm tại vị trí không có các cơ hay xương che chắn nên tinh hoàn rất dễ bị chấn thương và nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài.
Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất và lưu trữ tinh trùng, sản xuất testosterone (hormone giúp ham muốn tình dục). Bộ phận bìu có vai trò giữ cho nhiệt độ tinh hoàn luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ, nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn dù ít hay nhiều đều gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, thậm chí là vô sinh.
Mô tả hình ảnh xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn và làm thắt các mạch máu đến nuôi dưỡng nó gây sưng tấy và đau đớn dữ dội vùng bìu. Nguồn cấp máu cần được quay trở lại trong vòng vài tiếng để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí là phải phẫu thuật cắt bỏ. Xoắn tinh hoàn hay gặp nhất ở độ tuổi 12-18 và trẻ nhỏ, ít khi gặp ở nam giới trên 30 tuổi, nó hầu như chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn, bên trái gặp nhiều hơn bên phải. Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu cực kỳ nguy hiểm và cần được can thiệp ngay lập tức.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn chưa được xác định rõ, một vài yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn, trong đó điển hình là dị dạng “quả lắc chuông”, 90% nam giới bị xoắn tinh hoàn đều có dị tật này. Ở người bình thường, tinh hoàn dính liền với bìu, tuy nhiên ở những người mắc dị tật “quả lắc chuông” tinh hoàn treo và lắc lư tự do trong bìu làm tăng nguy cơ vặn xoắn
- Sau chấn thương hoặc va đập mạnh vùng bìu
- Tinh hoàn không di chuyển xuống bìu ở trẻ sơ sinh
- Khối u tinh hoàn hoặc u thừng tinh
- Di truyền
- Tuổi tác: xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và nam giới trong độ tuổi dậy thì (12-18 tuổi)
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Xoắn tinh hoàn dễ xảy ra trong thời tiết lạnh
Triệu chứng ở người bị xoắn tinh hoàn:
- Đau đột ngột và dữ dội một bên bìu, đau dọc thừng tinh và lan xuống đùi, bẹn.
- Sưng tấy vùng bìu
- Thay đổi màu sắc da vùng bìu
- Buồn nôn và ói mửa
- Một bên tinh hoàn nằm cao hơn bên còn lại hoặc ở vị trí bất thường
- Đau tức bụng
- Sốt
- Đi tiểu nhiều
Đau tức dữ dội vùng bẹn bìu là dấu hiệu điển hình ở người bị xoắn tinh hoàn
Làm thế nào để chẩn đoán xoắn tinh hoàn
Khám lâm sàng là phương pháp khá hiệu quả trong chẩn đoán xoắn tinh hoàn do người bệnh có rất nhiều triệu chứng điển hình, ngoài triệu chứng đau tức dữ dội, bác sĩ có thể trực tiếp quan sát bất thường về vị trí, kích thước của tinh hoàn, đồng thời tiến hành tháo xoắn bằng tay.
Siêu âmlà phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất trong chẩn đoán xoắn tinh hoàn hiện nay với ưu điểm vượt trội là nhanh chóng, an toàn, chi phí thăm khám rẻ, không gây đau đớn cho người bệnh và khảo sát được hầu hết các bộ phận như tinh hoàn, thừng tinh, mào tinh, mạch máu. Các đặc điểm hình ảnh siêu âm nghi ngờ xoắn tinh hoàn bao gồm:
- Xoắn thừng tinh: đây là phát hiện đặc hiệu nhất để chẩn đoán xoắn tinh hoàn, bác sĩ có thể quan sát thấy dấu hiệu “xoáy nước” trên hình ảnh ảnh siêu âm thường hoặc phổ doppler
- Tinh hoàn và mào tinh hoàn tăng kích thước, thay đổi trục, không thấy tín hiệu mạch bên trong tinh hoàn trong trường hợp xoắn hoàn toàn
- Vị trí tinh hoàn bất thường, thường nằm cao hơn so với bên còn lại
Hình ảnh siêu âm tại PKĐK Medlatec ở một bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn
Điều trị xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn không thể tự hồi phục, thậm chí nếu không được can thiệp trong vòng 6 giờ sẽ gây chết tinh hoàn và cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
Trong trường hợp phát hiện sớm, bác sĩ có thể tháo xoắn tinh hoàn bằng tay và theo dõi người bệnh chặt chẽ sau đó. Nếu việc này không có tác dụng, phẫu thuật sẽ được thực hiện ngay lập tức. Việc phẫu thuật sẽ giúp tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn bị tổn thương nếu phát hiện sớm trong vòng 6-8 giờ, nếu phát hiện muộn bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử và cố định bên còn lại nhằm tránh bị xoắn trong tương lai.
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh Medlatec
Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC thuộc Hệ thống y tế MEDLATEC đã trang bị máy chụp máychụp MRIGE 1.5 Tesla vàmáy Chụp cắt lớpvi tính MSCT 128 dãy hiện đại do các hãng máy uy tín trên thế giới cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tại MEDLATEC được đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, rất giàu kinh nghiệm và luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi thăm khám.
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email: Info@medim.vn.
-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!