Tin tức
Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo nguy hiểm cha mẹ cần lưu ý
- 28/08/2023 |MEDLATEC - Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Bình Phước được nhiều khách hàng tin chọn
- 28/08/2023 |Tìm hiểu các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình
- 05/09/2023 |6 cách phòng bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế
1. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo nguy hiểm
Bệnhsốt xuất huyếtở trẻ em có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau và diễn biến rất phức tạp. Thường thì bệnh khởi phát một cách đột ngột, diễn biến từ nhẹ tới nặng khá nhanh. Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ có thể khác nhau qua từng giai đoạn cụ thể.
Sốt
Là giai đoạn đầu của bệnh, với triệu chứng điển hình nhất là sốt và sốt cao liên tục. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, với trẻ nhỏ thì quấy khóc, bứt rứt, có thể gặp thêm các biểu hiện như tiêu chảy, sổ mũi, với trẻ lớn hơn thì đau đầu,mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
Sốt cao liên tục là dấu hiệu điển hình ở giai đoạn đầu
Cùng với đó là hiện tượng sung huyết, tức là các chấm xuất huyết xuất hiện dưới da, các cơ khớp, hốc mắt đau nhức, có thểchảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu. Các chấm huyết thường tập trung tại nách, ngực, cẳng chân, thắt lưng.
Mặc dù vậy, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn này không đặc hiệu, có thể giống với nhiễm một số loại virus khác. Kết quả xét nghiệm máu có thể cho thấy lượngbạch cầugiảm, là dấu hiệu cảnh báo khả năng nhiễm bệnh.
Giai đoạn nguy hiểm
Là giai đoạn tiếp theo, thường là từ ngày thứ 3 tới ngày 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện bệnh giai đoạn này có thể là giảm sốt hoặc vẫn còn sốt. Ở một số bệnh nhi, có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Trẻ lừ đừ, mệt mỏi.
- Đau bụng, nôn trớ nhiều.
- Có thể xuất hiện các dấu hiệu của sốc xuất huyết như: Chân tay lạnh, mạch nhẹ và nhanh, không đo đượchuyết áp, xuất huyết niêm mạc, gan to, bụng chướng, mi mắt phù nề, xuất hiện các mảng xuất huyết hoặc bầm tím dưới da, tiểu ra máu, chảy máu chân răng,...
Nếu hiện tượng sốc này không được kịp thời khắc phục, có thể khiến cho nhiều cơ quan của trẻ bị tổn thương và dẫn tới nguy cơ tử vong.
Mặc dù tên bệnh là sốt xuất huyết song hiện tượng xuất huyết không phải là bắt buộc, bởi có không ít trẻ bị bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng này. Dù vậy, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải nhiều nguy hiểm đe dọa tới tính mạng, nếu không được theo dõi sát và thăm khám, xử trí kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.
Không phải cứ nốt xuất huyết xuất hiện thì mới nguy hiểm
Giai đoạn phục hồi
Vượt qua giai đoạn nguy hiểm sẽ là giai đoạn hồi phục, thường là từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh. Lúc này, trẻ đã hết sốt, sức khỏe có nhiều cải thiện, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, muốn ăn và đòi ăn, tiểu nhiều hơn và huyết áp cũng ổn định hơn.
Khi thực hiện xét nghiệm máu trong giai đoạn này, có thể thấy tiểu cầu dần trở về mức bình thường, trong khi bạch cầu tăng nhanh về số lượng.
2. Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ?
Khi nhận thấy dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thực hiện việc thăm khám cũng như chẩn đoán. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và việc điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng.
- Nếu thấy con bị sốt cao trên 38,5 độ, cần cho con uống thuốc hạ sốt theo đúng liều. Thuốc được dùng để hạ sốt là paracetamol, tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen bởi chúng có thể khiến xuất huyết trầm trọng hơn.
- Cho con mặc đồ rộng rãi, tăng cường lau mát, cho uống nhiều nước sôi để nguội hoặc dung dịch điện giải, nước dừa, chanh, cam hoặc nước cháo loãng.
- Cho con ăn đồ lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa. Những thực phẩm có màu như củ cải tím, thanh long,... thường ảnh hưởng tới màu sắc của nước tiểu, phân nên cần tránh ăn để tránh nhầm vớixuất huyết tiêu hóa.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động.
Trẻ nên được cho uống thêm nhiều nước, ăn đồ lỏng
Đặc biệt, cha mẹ, người lớn cần cẩn thận theo dõi trong quá trình chăm sóc trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Khi thấy một trong những biểu hiện sau đây thì cần lập tức đưa con tới bệnh viện:
- Trẻ không thể uống nước hoặc uống vào nôn ra, lừ đừ, mệt mỏi, vật vã.
- Hiện tượngđau bụngkhông thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng.
- Sung huyết nhưng tay chân lạnh.
- Nôn trớ liên tục, nhiều lần.
- Xuất hiện tình trạng xuất huyết trên cơ thể: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa,....
3. Phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ như thế nào?
Không chỉ cần lưu ý các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo nguy hiểm, các bậc phụ huynh cũng cần biết cách phòng chống bệnh cho con yêu của mình.
Việt Nam vốn có khí hậu nóng ẩm, là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi Dengue gây sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Trong khi đó, hiện nay, bệnh lại chưa có vắc xin phòng ngừa và trẻ em thường thích chơi ở những nơi rậm, tối, lại chưa biết cách tự bảo vệ. Vì thế, cha mẹ nên:
- Chủ động tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy và muỗi trưởng thành bằng cách: định kỳ phun thuốc muỗi theo, thường xuyên dọn dẹp, phát quang bụi rậm, loại bỏ những nơi nước tù đọng, làm sạch các góc tối trong nhà, đậy kín và thả cá vào những dụng cụ chứa nước.
- Những mảnh vỡ, rác có thể chứa nước như vỏ chai, ống bơ, lốp xe, vỏ quả dừa, hốc tre,... cần được vứt đúng nơi quy định hoặc phá hủy.
- Với những gia đình vẫn còn sử dụng bát nước để kê chân chạn thì nên bỏ thêm muối vào.
- Những lúc chuyển mùa hoặc khi đang có dịch, nên cho trẻ mặc quần áo dài.
- Cho trẻ ngủ trong màn ngay cả vào ban ngày.
- Có thể sử dụng thêm bình xịt, vợt điện, hương hoặc kem bôi chống muỗi.
- Dặn dò, hướng dẫn trẻ chơi ở những nơi sáng, có ánh nắng, không chui vào bụi rậm hoặc góc tối.
Tiêu diệt muỗi trung gian là cách phòng bệnh hiệu quả
Có thể nói, dù thường gặp song sốt xuất huyết có thể gây ra những nguy cơ khôn lường, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ nên đưa con tới các địa chỉ y khoa tin cậy, có đội ngũ bác sĩ giỏi và đầy đủ trang thiết bị để được thăm khám, điều trị.
Hiện nay, các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là địa chỉ tin cậy mà cha mẹ có thể lựa chọn khi cần làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đặt lịch lấy mẫu sốt xuất huyết tận nơi của MEDLATEC để chủ động về thời gian, địa điểm, giúp bé yêu không phải di chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sức khỏe đang không tốt.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm tận nơi tạiMEDLATEC, quý khách hãy gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC theo số1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!