Tin tức
Những dấu hiệu cảnh báo biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm
1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyếtlà một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Tại Việt Nam, phần lớn trung gian truyền bệnh là loạimuỗi Aedes aegypti, chúng mang virus từ người bệnh và truyền cho người lành qua vết đốt.
Virus Denguegây bệnh có 4 chủng được kí hiệu lần lượt là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, đây là lý do mà một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần trong đời. Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng… thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyếtlà bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, ở cả thành thị và nông thôn. Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trong tháng 7, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận thêm các ca mắc sốt xuất huyết điều trị nội trú và xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh này.
2. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyếtthường diễn biến nhanh, biểu hiện đa dạng, phức tạp, giai đoạn khởi phát triệu chứng bệnh không điển hình. Bênh được chia thành 3 giai đoạn với những dấu hiệu và mức độ nguy hiểm khác nhau.
2.1. Giai đoạn sốt
Người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục; đau nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ làm nghiệm pháp dây thắt và cho kết quả dương tính.
Biểu hiện cận lâm sàng
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2.2 Giai đoạn nguy hiểm
Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
Có thể có các biểu hiện sau:
- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
- Xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
- Một số biểu hiện cận lâm sàng ở giai đoạn này như:
+ Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi.
+ Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3(<100 G/L).
+ Enzym AST, ALT thường tăng.
+ Trong trường hợp nặng có thể có rối loạnđông máu.
+ Siêu âm hoặc xquang có thể phát hiện tràndịch màng bụng, màng phổi.
2.3 Giai đoạn hồi phục
Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân dần có dấu hiệu hồi phục như giảm hoặc hết sốt, thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều, sắc mặt tươi tỉnh hơn, nhịp tim chậm lại và ổn định.
Cận lâm sàng:
- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại.
- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.
- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
3. Cách xử lý khi thấy triệu chứngbệnh sốt xuất huyếtnặng
Các dấu hiệu cảnh báo diễn biến nặng, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời:
- Vật vã kích thích hoặc li bì;
- Đau bụng vùng gan;
- Nôn nhiều;
- Tiểu ít;
- Đau đầu dữ dội;
- Các dấu hiệu xuất huyết bất kỳ: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện kinh nguyệt bất thường, kéo dài, đi ngoài phân đen, tiểu máu…
Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Do đó, khi thấy người bệnh có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.
Có thể cho bệnh nhân uống các thuốc chứa paracetamol để hạ sốt và giảm đau theo hướng dẫn. Không được sử dụng corticoid, nhóm thuốc non-steroid như aspirin hay ibuprofen… vì gia tăng nguy cơ xuất huyết.
Tóm lại, thời điểm chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết là rất quan trọng. Khi nhận thấy dấu hiệu sốt, uống thuốc hạ sốt ít hiệu quả, ở trong vùng đang có dịch bệnh, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết và cảnh giác những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, với người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính... nên được thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
4. Chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả sốt xuất huyết tại MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEClà một trong những cơ sở y tế hàng đầu, chung tay cùng cộng đồng phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh sốt xuất huyết. Các bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện, người bệnh nhận được sự chăm sóc nhiệt tình, chu đáo từ đội ngũ nhân viên, tận hưởng cảm giác thoải mái như ở nhà, giúp bệnh nhanh khỏi và bình phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn áp dụng thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế, tiết kiệm thời gian và chi phí, thủ tục khám chữa bệnh minh bạch, rõ ràng.
Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu tận nơi, giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết một cách nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.
Nếu có bất kì thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết hay cần thêm nhưng thông tin về sức khỏe, quý khách hàng vui lòng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được cán bộ tư vấn và giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!