Tin tức
Những công dụng sức khỏe của cây từ bi
- 13/08/2023 |Cây móng tay: đặc điểm và một số tác dụng trong chữa bệnh
- 08/09/2023 |Vitamin D có trong loại trái cây nào nhiều nhất?
- 19/09/2023 |Dùng cây cỏ mực chữa suy thận có an toàn không?
- 24/10/2023 |Tác dụng của cây ngải và những lưu ý khi sử dụng
1. Một số đặc điểm của cây từ bi
Cây từ bi là dạng bụi, thân cây mọc thẳng, từ nhánh chính có thể phân tiếp thành các nhánh nhỏ. Cây có thể vươn cao từ 1 đến 2m. Lá của cây từ bi có hình trứng, có màu xanh, mép lá có hình răng cưa. Khi vò lá cây từ bi, bạn có thể cảm nhận rất rõ mùi hương mà nó tỏa ra khắp không gian. Hoa mọc thành từng cụm và quả thường có màu nâu đỏ.
Cây từ bi phân bổ tại nhiều tỉnh thành ở nước ta
Cây từ bi thường mọc ở những vùng đất ven sông, ven biển, những vùng đầm lầy, nước lợ hay rừng ngập mặn, vùng rừng núi. Loại cây này mọc hoang ở khắp các tỉnh ở Việt Nam.
Người ta thường thu hoạch phần rễ và lá cây, sau đó làm sạch và phơi khô để dùng trong thời gian dài. Thông thường, lá sẽ được thu hái từ khi còn non hoặc lá bánh tẻ trước khi cây ra hoa.
Cây từ bi có chứa nhiều tinh dầu và một số hợp chất có trong loại cây này có thể kể đến như α-pinen, linalool, long não,... Rễ của cây từ bi có chứa nhiều plucheol A và B, stigmasterol, pterocaptriol và nhiều hợp chất khác.
2. Công dụng của cây từ bi
Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, cây từ bi đều có những công dụng rất tốt cho sức khỏe.
2.1. Theo Y học cổ truyền
Cây từ bi có tính mát và hơi đắng. Đây chính là loại dược liệu quý để điều trị rất nhiều bệnh lý như chữa ho, điều trịbí tiểu, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, chữa cảm sốt và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị bệnh của cây từ bi:
Cây từ bi có tác dụng chữa ho
- Chữa ho: Ngoài thành phần lá cúc tần, bạn còn cần chuẩn bị thêm một số loại dược liệu khác bao gồm lá chanh, rễ cà gai leo, trần bì, củ sả và rễ thủy xương bồ. Phơi khô những nguyên liệu này, sau đó cắt nhỏ và sao vàng, rồi sắc uống 2 lần mỗi ngày.
- Chữa cảm sốt: Bài thuốc này cũng rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá và rễ cây từ bi, rễ bưởi, cam thảo, đinh lăng. Mỗi loại cần chuẩn bị khoảng 20g sau đó sắc nước uống hàng ngày. Uống 1 lần/ngày.
- Chữa viêm khí quản: Cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá cây từ bi, gừng và thịt lợn. Bạn rửa sạch và băm nhuyễn những nguyên liệu này, sau đó, cho vào nấu cháo và chia thành 3 phần ăn trong ngày.
- Chữa ghẻ: Nếu tình trạng ngứa do ghẻ gây ra khiến bạn khó chịu thì bạn có thể điều trị bằng lá cây từ bi. Đâu tiên bạn rửa sạch lá từ bi và để ráo, sau đó, ngâm với muối và giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đun nước lá từ bi để tắm mỗi ngày.
Cây từ bi có tác dụng tiêu trĩ
- Xông hơi tiêu trĩ: Trước hết, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như lá từ bi, ngải cứu, lá lốt, lá sung và một củ nghệ. Bạn mang những loại lá này đi rửa sạch sẽ, sau đó, đun cùng với 1,5 lít nước và cho thêm nghệ để nấu cùng. Khi đã nấu xong thì cho thuốc đã nấu vào chậu, đến khi thuốc bớt nóng thì thực hiện xông hậu môn. Nên xông khoảng 15 phút. Đến khi nước ấm thì có thể ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu khoảng 10 phút. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần. Phương pháp này hiệu quả đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ.
- Bài thuốc chữa chứng bí tiểu: Bạn cần chuẩn bị khoảng 100g lá từ bi tươi hoặc 40g lá từ bi khô. Thực hiện rửa sạch lá và sau đó đem nấu cùng với nước và uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu.
2.2. Theo Y học hiện đại
- Tác dụng chống nọc độc rắn: Trong rễ cây từ bi có chứa nhiều stigmasterol và β-sitosterol để ngăn chặn sự xâm nhập của nọc độc loài rắn, giảm nguy cơ tử vong và những biến chứng nguy hiểm do nọc độc của rắn gây ra.
Cây từ bi có tác dụng kháng khuẩn
- Tác dụng kháng khuẩn: Cây từ bi có những hợp chất có tính kháng khuẩn, có thể chống lại Entamoeba histolytica – thuộc nhóm ký sinh trùng đơn bào, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lao và cải thiện những triệu chứng của bệnh lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, pha loãng loại tinh dầu do lá cây từ bi tiết ra với polyethylene glycol còn có tác dụng kháng khuẩn và diệt trừ một số loại nấm.
- Tác dụng chống oxy hóa: Lá cây từ bi có chứa nhiều hợp chất có tính chống oxy hóa và hoạt chất chống viêm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
- Trong lá cây từ bi cũng có chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ những tế bào gan do carbon tetraclorid.
- Chống viêm hiệu quả: Bộ rễ của cây từ bi có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, có thể ức chế prostaglandin E2 cũng như carrageenan, hạn chế tình trạng sưng bàn chân và phù khớp.
- Tác dụng chống loét: Những chiết xuất từ cây từ bi còn mang lại một công dụng hữu ích khác là bảo vệ làn da tránh khỏi sự tổn thương do những vết loét.
- Tác dụng chốngung thư: Những hoạt chất trong cây từ bi có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự hoạt động của các tế bào ung thư.
Trên đây là một số đặc điểm của cây từ bi và một số công dụng của nó đối với sức khỏe. Bên cạnh đó là một số bài thuốc điều trị bệnh từ loại cây rất quen thuộc này. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên thăm khám và nhờ đến sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ trước khi áp dụng. Tùy theo cách bào chế, liều lượng và bộ phận khác nhau của cây mà có thể mang đến những công dụng sức khỏe khác nhau. Chính vì thế, cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh tối đa nguy cơ tác dụng phụ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!