Tin tức
Nhiễm khuẩn tiết niệu - Bệnh lý không nên chủ quan
- 01/02/2024 |Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- 28/02/2024 |Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em bằng cách nào?
- 08/03/2024 |Cây bòng bong và những bài thuốc quý tốt cho thận, tiết niệu
- 10/03/2024 |Phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Những lưu ý không thể bỏ qua
- 30/03/2024 |Ý nghĩa và quy trình thực hiện chụp CT scanner hệ tiết niệu
1. Tìm hiểu nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khởi phát khi một hoặc nhiều bộ phận trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm. Chẳng hạn như vùng niệu đạo, vùng niệu quản, bàng quang, thận,... Thực tế, hầu hết ca bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu đều tập trung niệu đạo và bàng quang.
Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu gây ra bởivi khuẩnE.coli trong đường ruột
Vi khuẩn E.coli được xem như tác nhân hàng đầu khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Theo đó, sau khi xâm nhập thành công vào vùng niệu đạo, loại vi khuẩn này sẽ bắt đầu lan rộng, tác động vào hệ tiết niệu.
Môi trường hoạt động chính của vi khuẩn E.coli là tại đường tiêu hóa. Nguyên nhân khiến chúng có thể xâm nhập vào đường tiết niệu là do sự dịch chuyển ngược từ vùng hậu môn vào vùng niệu đạo.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn thường chịu tác động bởi những yếu tố nhất định. Chẳng hạn như:
- Thói quen tình dục: Phụ nữ quan hệ tình dục với tần suất cao, không an toàn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn.
- Do cấu trúc cơ thể: Niệu đạo, hậu môn cùng âm đạo ở nữ giới nằm ở khoảng cách tương đối gần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli từ vùng âm đạo hoặc vùng hậu môn xâm nhập vào niệu đạo, khiến đường tiết niệu dễ bị nhiễm khuẩn.
- Tác động của các biện pháp tránh thai: Thuốc diệt tinh trùng hoặc màng tránh thai được nhiều chị em sử dụng dễ khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh tại vùng kín.
- Hình thức sinh sản: Phụ nữ sinh mổ thường dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn là những phụ sinh tự nhiên.
- Sự thay đổi hormone: Chủ yếu xảy ra khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.
- Cấu trúc bất thường của đường tiết niệu: Đây có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu bị đọng lại, hoặc bị trào ngược vào niệu đạo gây nhiễm trùng.
- Tăng sinh tuyến tiền liệt, sỏi thận: Nguyên nhân khiến nước tiểu bị giữ lại ởbàng quang, làm tăng khả năng nhiễm khuẩn.
- Do tác động của một số kỹ thuật điều trị: Bệnh nhân đang dùng ống thông nước tiểu dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tần suất quan hệ tình dục thường xuyên có thể tăng nguy cơnhiễm khuẩn tiết niệu
3. Triệu chứng thường gặp ở người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
3.1. Triệu chứng chung
Dưới đây là những triệu chứng chung hay gặp ở người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Nóng rát, tê buốt mỗi khi đi tiểu.
- Nước tiểu xuất hiện mùi hôi, chuyển sang màu đục hoặc lẫn máu.
- Hay buồn đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu tiết ra chỉ nhỏ giọt.
- Cơ thể lên cơn sốt cao hoặc rét run.
- Môi bị khô.
- Gương mặt thiếu sức sống, hốc hác.
Phần lớn người bị nhiễm trùng tiết niệu đều gặp phải tình trạng tiểu buốt, nóng rát
3.2. Triệu chứng đặc trưng ở nam giới và nữ giới
3.2.1. Triệu chứng hay xuất hiện ở nam giới
Biểu hiện của nam giới khi bị bệnh như sau:
- Đau rát và ngứa khó chịu tại niệu đạo, miệng sáo có mủ.
- Xuất hiện cơn đau tại vùng trực tràng.
- Đau thắt lưng sau khiquan hệ tình dục(cơn đau có xu hướng dồn dập).
3.2.2. Triệu chứng hay xuất hiện ở nữ giới
Ngoài những triệu chứng chung thì nữ giới bị nhiễm khuẩn tiết niệu còn có thể xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng khác. Chẳng hạn:
- Đi tiểu liên tục (cứ sau 15 đến 20 phút lại buồn tiểu), hay cảm thấy bứt rứt về đêm.
- Cơn đau tức xuất hiện tại vùng bụng dưới.
- Vùng chậu cũng hay bị đau.
4. Biến chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tình trạng viêm tiết niệu ở nữ giới trẻ tuổi, chưa xuất hiện bất thường tại niệu đạo thường không gây biến chứng nghiêm trọng. Trường hợp, nhiễm trùng tiết niệu diễn biến theo hướng phức tạp, đồng thời người bệnh có thể trạng yếu, có bệnh nền thì biến chứng sẽ nguy hiểm hơn, thậm chí là tử vong.
Những biến chứng nghiêm trọng, người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy cơ gặp phải là:
- Nhú thận bị hoại tử (do tác động của độc lực vi khuẩn), tắc nghẽn thận, chức năng thận suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh dễ bị suy thận vĩnh viễn, thậm chí phải cắt bỏ thận.
- Áp - xe tuyến tiền liệt, tình trạng viêm mào hoàn và tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh dễ khiến nam giới vô sinh.
- Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn, nguy hiểm hơn là tử vong.
Nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy cơ vô sinh
5. Cách chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh nhân có đang bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không, bác sĩ cần dựa vào biểu hiện lâm sàng. Đồng thời, thực hiện các phân tích, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Cụ thể như:
- Siêu âm ổ bụng: Kiểm tra hình thái bàng quang, thận, niệu quản.
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu: Nhằm kiểm tra tế bào bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn phục vụ quá trình chẩn đoán.
- Cấy nước tiểu: Giúp xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh, giúp việc kê đơn thuốc hiệu quả hơn.
- Chụp CT, chụp MRI và siêu âm: Kiểm tra dấu hiệu bất thường tại đường tiết niệu.
- Nội soi bàng quang: Hỗ trợ bác sĩ quan sát, kiểm tra chính xác bộ phận bên trong của đường tiết niệu.
Xét nghiệm phân tích nước tiểu để chẩn đoán bệnh
6. Phương pháp điều trị cho người bị nhiễm khuẩn tiết niệu
6.1. Điều trị khi tình trạng bệnh còn nhẹ
Ở giai đoạn đầu, khi bệnh vẫn còn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc như Fosfomycin, Cephalexin, Nitrofurantoin,... Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.
6.2. Điều trị với trường hợp tái phát
Đối với bệnh nhân tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bổ sung. Cụ thể như:
- Dùngkháng sinhliều thấp trong 6 tháng hoặc lâu hơn (tùy tình trạng).
- Đối với bệnh nhân đã bước vào giai đoạn mãn kinh, bác sĩ thường chỉ định điều trị theo liệu pháp estrogen.
- Trường hợp nhiễm trùng tiết niệu do hoạt động quan hệ tình dục, người bệnh cần dùng 1 liều kháng sinh duy nhất sau thời điểm quan hệ.
6.3. Điều trị khi bệnh đã trở nặng
Đối với bệnh nhânnhiễm trùng đường tiết niệuchuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ kháng sinh cấp độ cao hơn như tiêm kháng sinh.
7. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu?
Nhiễm khuẩn tiết niệu hoàn toàn có thể được phòng ngừa thông qua việc duy trì những thói quen tốt. Bao gồm:
- Uống trung bình từ 2 đến 2.5 lít nước/ngày, để tăng cường khả năng bài tiết nước tiểu của thận, đào thải nhân vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm ngược.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
- Duy trì lịchkhám sức khỏethường xuyên, nhằm phát hiện sớm và tìm cách can thiệp kịp thời.
Như vậy, bài viết đã vừa cập nhật thông tin cơ bản về tình trạngnhiễm khuẩn tiết niệu. Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi khi được thăm khám kịp thời tại cơ sở y tế uy tín. Một địa chỉ thăm khám và điều trị bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khámMEDLATEC, Quý khách hãy gọi đến số1900 56 56 56để được hỗ trợ, tư vấn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!