Tin tức
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Chẩn đoán và điều trị ra sao?
- 10/12/2023 |Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - tất tần tật thông tin bạn cần biết
- 25/12/2023 |Một số loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu cho hiệu quả tốt
- 08/03/2024 |Cây bòng bong và những bài thuốc quý tốt cho thận, tiết niệu
1. Triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Đặc biệt, đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường là sẽ xuất hiện ở đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang).
Tùy thuộc vào vị trí bị viêm nhiễm mà bệnh nhân sẽ bộc lộ những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường sẽ là:
- Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
- Nước tiểu đục, màu giống nước trà đặc, đôi khi lẫn máu.
- Luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu gấp nhưng khi đi tiểu lại ra ít nước.
- Nước tiểu có mùi hôi.
- Nam giới bị đau trực tràng.
- Nữ giới đau vùng chậu.
- Sốt, ớn lạnh.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau 2 bên thắt lưng và phần lưng trên.
- Xuất hiện thêm biểu hiện tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục ở nữ giới. Ở nam giới thì trong nước tiểu có thể lẫn tinh dịch hoặc máu, nổi hạch ở bẹn và đau mỗi khi xuất tinh.
- Viêm bể thận cấp tính: đột ngột rét run, sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí lẫn mủ trong nước tiểu, đau vùng hông và đau quặn thận. Nếu không điều trị kịp thời,vi khuẩncó thể đi từ thận vào tuần hoàn máu (urosepsis). Đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ sẽ bị tụt huyết áp, sốc và nặng nhất là tử vong.
Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khá cao
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) được cho là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này thường trú ngụ trong đường tiêu hóa, chúng có thể đi từ hậu môn tới niệu đạo và gây bệnh. Ngoài E.coli là nguyên nhân chính thì các yếu tố sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân:
- Nữ giới có cấu tạo niệu đạo khác so với nam giới, đó là niệu đạo nằm ngay gần hậu môn nên vi khuẩn E.coli từ hậu môn rất dễ đi vào niệu đạo của nữ giới.
- Bất thường bẩm sinh đường tiết niệu: tình trạng này khiến cho nước tiểu bị ứ đọng tronghệ tiết niệu, thay vì thoát ra ngoài như thông thường, nước tiểu có thể bị đẩy ngược lên niệu đạo và tăng rủi ro nhiễm khuẩn.
- Sức đề kháng kém: một số bệnh lý, điển hình là bệnh tiểu đường sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển trong hệ niệu đạo.
- Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ: giai đoạn này khiến hệ nội tiết của nữ giới thay đổi, nồng độ hormone estrogen suy giảm cũng khiến hệ tiết niệu của chị em phụ nữ dễ bị nhiễm trùng.
- Do thủ thuật y tế: một số trường hợp bệnh nhân phải làm phẫu thuật và trong giai đoạn hậu phẫu cần dùng ống thông tiểu thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng cao hơn bình thường. Ngoài ra, dụng cụ y tế nếu không được tiệt trùng kỹ trước khi phẫu thuật vùng tiết niệu cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Phụ nữ đang dùng biện pháp tránh thai: nữ giới nếu đang sử dụng thuốc diệt tinh trùng, màng chắn tránh thai thì khả năng cao sẽ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến nữ giới bị đau vùng chậu
3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể được chẩn đoán bằng phương pháp nào?
Bên cạnh việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các loại xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Xét nghiệm nước tiểu: mẫu nước tiểu của bệnh nhân sẽ được thu thập và phân tích trong phòng thí nghiệm. Trước khi lấy mẫu, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đồng thời lấy nước tiểu giữa dòng nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả.
- Cấy nước tiểu: nhằm xác định loại vi khuẩn gây bệnh, giúp đưa ra chỉ định dùng thuốc sao cho phù hợp.
- Xét nghiệm máu: giúp đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thận và các biến chứng.
- Chẩn đoán hình ảnh: gồm các phương pháp như siêu âm, chụp MRI, chụp CT, nội soi bàng quang, giúp quan sát hình ảnh cấu trúc bên trong đường tiết niệu.
4. Tìm hiểu phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Biện pháp được ứng dụng chủ yếu trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đó là dùngkháng sinh. Phụ thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định về loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về dùng, hoặc sử dụng lại đơn thuốc của người khác hay lần kê đơn của đợt điều trị trước đó.
4.1. Nếu bị nhiễm khuẩn nhẹ
Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp này đó là Ceftriaxone, Trimethoprim,... Thường thì biểu hiện của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau một vài ngày sử dụng. Nhưng ngay cả khi triệu chứng của bệnh đã đỡ hoặc đã hết, bệnh nhân cũng cần duy trì dùng thuốc theo hết đợt điều trị mà bác sĩ đã kê đơn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có thể khiến bệnh nhân bị đau ở thận
4.2. Nếu bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn
Thời gian dùng kháng sinh để điều trị có thể sẽ lâu hơn, thậm chí nếu cần thiết bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm tĩnh mạch cho người bệnh.
Bên cạnh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng thuốc, người bệnh cũng cần áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Tăng cường tần suất uống nước để loại bỏ vi khuẩn.
- Vệ sinh đúng cách khu vực vùng kín, đặc biệt là nữ giới: lau vùng kín theo hướng từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như sữa chua, tỏi, các loại hoa quả mọng nước như cam quýt, việt quất,...
- Không nhịn tiểu lâu.
- Không dùng sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH quá cao, sát khuẩn mạnh, nên ưu tiên những loại lành tính và an toàn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhất là hệ tiết niệu đối với những người đã từng hoặc đang bịsỏi thậnhay các bệnh lý khác ở hệ cơ quan này.
Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hãy liên hệ tới tổng đài1900 56 56 56để được tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám cùng đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia Khoa Tiết niệu củaMEDLATECngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!