Tin tức
Nhận diện dấu hiệu bệnh sởi thể điển hình thông thường
- 20/08/2024 | Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm sởi và địa chỉ xét nghiệm uy tín
- 20/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa...
- 21/08/2024 | Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
1. Bệnh sởi là bệnh gì?
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây nên bởi virus Polinosa Morbillarum và có khả năng lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, phát hiện và điều trị sớm biến chứng. Bằng việc dùng thuốc điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, thực hiện cách ly hạn chế lây lan bệnh, theo thời gian bệnh sẽ ổn định dần.
Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô.
Hình ảnh cho thấy dấu hiệu bệnh sởi phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ
2. Nhận diện dấu hiệu bệnh sởi thể điển hình qua 4 giai đoạn
Bệnh sởi thể điển hình sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Khoảng thời gian này kéo dài trung bình 10 ngày (7 - 21 ngày), tính từ khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể. Đây là giai đoạn không có triệu chứng bệnh sởi.
2.2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát thường kéo dài trong 2 - 4 ngày và cũng là thời điểm bệnh bắt đầu có biểu hiện lâm sàng và dễ lây lan nhất. Biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Người bệnh thường sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, ít khi sốt nhẹ.
Viêm long niêm mạc mũi với biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Ngoài ra, có thể có biểu hiện của viêm thanh quản như khàn tiếng, tiếng ho khàn hoặc ho ông ổng.
Viêm long mắt: kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, mi mắt sưng lên, có dử mắt.
Đặc biệt khi khám họng trong giai đoạn này sẽ thấy các hạt Koplik. Đây là những đốm trắng nhỏ, đường kính 0,5 - 1mm, màu trắng hoặc xám, có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc bên trong má, ngang các răng hàm trên. Có từ 5 - 20 chấm, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của sốt và tồn tại khoảng 12 - 14 giờ. Đây là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán sởi trong thời kỳ khởi phát.
2.3. Giai đoạn toàn phát ( hay giai đoạn ban sởi mọc)
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 - 5 ngày. Thường sau khi sốt từ 3 - 4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban.
Ban sởi xuất hiện theo trình tự, bắt đầu từ sau tai, gáy sau đó xuất hiện ở vùng trán, má. Tiếp theo ban mọc lan dần xuống toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ rồi xuống thân mình. Khi ban mọc đến 2 chi dưới thì cũng bắt đầu bay ở vùng đầu mặt.
Ban sởi thường không ngứa, dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn như nhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình thường.
Khi ban sởi mọc, sốt sẽ giảm dần. Khi ban mọc đến chân thì hết sốt, nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.
2.4. Giai đoạn phục hồi ( hay giai đoạn ban bay)
Đây là giai đoạn báo hiệu thời điểm kết thúc của bệnh nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
Trong giai đoạn này ban trên da nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
Đôi khi, người bệnh có thể có ho kéo dài 1 - 2 tuần sau khi hết ban.
Giai đoạn hồi phục nốt sởi sẽ lặn dần theo trình tự vị trí khi khởi phát
3. Phân biệt để không nhầm lẫn dấu hiệu bệnh sởi với sốt phát ban
Không ít người nhầm lẫn nốt ban sởi với nốt phát ban trong các bệnh lý khác do dấu hiệu ban đầu có nhiều nét tương đồng. Để tránh nhận diện nhầm dấu hiệu ban trong bệnh sởi với ban trong sốt phát ban, người bệnh có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau đây:
- Dấu hiệu chung: sốt cao đột ngột, biểu hiện viêm long niêm mạc mũi, người mệt mỏi
- Dấu hiệu khác biệt: dựa vào đặc điểm ban
+ Trong bệnh sởi ban xuất hiện có trình tự: từ đầu mặt cổ đến thân mình rồi đến chi, sau khi ban bay để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
+ Bệnh sốt phát ban: ban không xuất hiện theo bất cứ trình tự nhất định và sau khi ban lặn không để lại vết thâm trên da. Tùy thuốc nguyên nhân gây bệnh sẽ có thêm các biểu hiện khác đi kèm.
Khách hàng có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để chẩn đoán bệnh sởi
4. Cách chẩn đoán bệnh sởi
Người bệnh không nên chủ quan với bệnh sởi bởi bệnh cũng có những biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, chăm sóc đúng cách, người mắc bệnh sởi có thể gặp biến chứng: viêm phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não mủ do bội nhiễm vi khuẩn, viêm tủy cấp, viêm thị thần kinh,...
Để tránh gặp phải những biến chứng nêu trên, ngay khi có dấu hiệu bệnh sởi như, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh bị khó thở hay co giật, mất ý thức thì cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi bệnh sử và tiền sử, thăm khám đánh giá các cơ quan và chỉ định một số xét nghiệm dựa trên tình trạng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán xác định bệnh.
Các xét nghiệm cơ bản có thể thực hiện là các xét nghiệm trong máu. Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể để chẩn đoán bệnh có thể thực hiện sau khi phát ban 3 ngày. Tùy tình trạng từng người bệnh cụ thể mà sẽ cần thực hiện thêm các dịch vụ khác.
Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sởi và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và hạn chế bệnh lây nhiễm ra cộng đồng, tránh bệnh bùng phát thành dịch.
Quý khách hàng đang nghi ngờ dấu hiệu bệnh sởi và muốn thực hiện xét nghiệm để có căn cứ chẩn đoán bệnh, hãy liên hệ đặt lịch lấy mẫu 365cacuoc 789 cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!