Tin tức
Nguyên nhân thiếu máu: Hiểu đúng để biết cách phòng ngừa
- 10/10/2024 | Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không: băn khoăn không của riêng ai
- 11/10/2024 | Thiếu máu não: những thông tin không nên bỏ qua
- 11/10/2024 | 7 triệu chứng thiếu máu thường gặp và phương pháp khắc phục
1. Một số vấn đề cơ bản về thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ hồng cầu để đưa oxy đến mô và các hệ cơ quan. Người bị thiếu máu thường xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, da nhợt nhạt, tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu,... Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, thiếu máu có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thiếu hồng cầu cung cấp dưỡng chất đến các hệ cơ quan sẽ sinh ra thiếu máu
2. 6 nguyên nhân thiếu máu thường gặp
2.1. Thiếu sắt
Thiếu sắt là thiếu máu điển hình nhất. Sắt sản xuất ra hemoglobin. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ không thể sản xuất đủ hồng cầu chứa hemoglobin.
Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu sắt bao gồm:
- Chế độ ăn thiếu sắt: Ăn không đủ thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đậu, rau xanh,...
- Mất máu: Các trường hợp mất máu nghiêm trọng do chấn thương hoặc tham gia ca phẫu thuật lớn rất bị thiếu máu.
- Các vấn đề hấp thụ sắt: Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, bệnh Celiac hoặc các rối loạn tiêu hóa khác làm giảm khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm.
2.2. Thiếu vitamin B12
Quá trình sản xuất hồng cầu cần có vitamin B12 nên thiếu vi chất này cũng có thể là thiếu máu. Các trường hợp sau thường dễ bị thiếu hụt B12:
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12: Người ăn chay, người lớn tuổi hoặc người không bổ sung đầy đủ vitamin B12 qua thực phẩm.
- Rối loạn hấp thụ: Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa như bệnh Celiac, bệnh Crohn hoặc đã trải qua phẫu thuật dạ dày có thể khó hấp thụ đầy đủ vitamin B12.
- Thiếu máu ác tính: Đây là một rối loạn tự miễn khiến cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12, dẫn đến thiếu máu.
2.3. Thiếu axit folic
Thiếu axit folic cũng có thể trở thành thiếu máu do ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu axit folic thường xuất phát từ:
- Chế độ ăn uống không cân đối: Ăn ít rau xanh, các loại đậu và trái cây có thể dẫn đến thiếu axit folic.
- Tiêu thụ rượu bia: Uống rượu quá mức có thể gây ra giảm khả năng hấp thụ axit folic.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic cao hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên dễ bị thiếu axit folic.
Chế độ thiếu thực phẩm giàu sắt trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu
2.4. Bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính có thể trở thành nguyên nhân thiếu máu do ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể:
- Bệnh thận: Thận sản xuất hormone erythropoietin, kích thích sản xuất hồng cầu. Tổn thương thận làm giảm hormone erythropoietin và gây thiếu máu.
- Ung thư: Một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tủy xương, có thể gây ra thiếu máu.
- Bệnh viêm nhiễm mạn tính: Các bệnh như lupus, viêm khớp dạng thấp và bệnh lao cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu.
2.5. Mất máu do bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân thiếu máu do thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh mạn tính, mất máu do các bệnh lý cũng là một trường hợp dễ gặp:
- Chảy máu tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, bệnh trĩ và các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa có thể gây xuất huyết kéo dài, gây nên thiếu máu.
- Chảy máu kinh nguyệt nặng: Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc lượng máu ra nhiều cũng dễ bị thiếu máu.
- Mất máu do chấn thương hoặc phẫu thuật: Mất máu nghiêm trọng trong các tai nạn hoặc ca phẫu thuật lớn cũng có thể dẫn đến thiếu máu.
2.6. Rối loạn di truyền
Một số loại thiếu máu có thể do di truyền từ gia đình như:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh di truyền trong đó hồng cầu có hình dạng bất thường, dễ vỡ và khó di chuyển qua mạch máu từ đó sinh ra thiếu máu.
- Thalassemia: Bệnh lý di truyền này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin nên dẫn đến thiếu máu.
Xét nghiệm máu giúp tìm ra nguyên nhân thiếu máu
3. Phương pháp phòng ngừa thiếu máu
Để các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do thiếu máu không ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
3.1. Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Quá trình sản xuất hemoglobin không thể thiếu sắt. Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ sắt, tốt nhất trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, rau lá xanh đậm, hải sản, các loại đậu, hạt,...
Muốn việc bổ sung sắt đạt hiệu quả tối đa thì không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, ổi,... Sự kết hợp của những thực phẩm này sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt.
3.2. Bổ sung vitamin B12 và axit folic
Nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất từ thực phẩm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa,... Axit folic có nhiều trong rau lá xanh, đậu, các loại ngũ cốc. Phụ nữ mang thai cơ thể tăng nhu cầu axit folic nên cần bổ sung thêm để phòng ngừa nguyên nhân thiếu máu do thiếu axit folic.
3.3. Hạn chế đồ uống chứa cồn
Lạm dụng đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết trong đó có sắt và vitamin. Do đó, hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ rượu bia sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu.
3.4. Khám sức khỏe định kỳ
Muốn phát hiện sớm các nguy cơ thiếu máu, nhất là do các bệnh lý tiềm ẩn, khám sức khỏe định kỳ có vai trò rất quan trọng. Thông qua những lần kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để theo dõi tình trạng sức khỏe và nhận biết những dấu hiệu bất thường trong đó có thiếu máu để điều chỉnh kịp thời.
Nguyên nhân thiếu máu ở mỗi bệnh nhân không giống nhau. Chỉ khi chẩn đoán đúng nguyên nhân này thì người bệnh mới có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu có thể đến thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!