Tin tức
Nguyên nhân nổi hạch ở vú và hướng dẫn cách tự kiểm tra vú tại nhà
- 22/09/2024 | Sinh thiết vú là gì? Đối tượng chỉ định và quy trình thực hiện
- 26/09/2024 | Tiết dịch núm vú do những nguyên nhân nào và cách phòng ngừa
- 29/09/2024 | Tăng sản tuyến vú là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- 07/10/2024 | Áp xe vú sau sinh: Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục
- 07/10/2024 | Nang vú có nguy hiểm không? Điểm mặt những biến chứng nguy hiểm của bệnh
1. Nguyên nhân nổi hạch ở vú
Tình trạng viêm nhiễm, chấn thương tại vùng ngực, sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus,... được cho là một số nguyên nhân khiến vú có hạch.
Sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn dễ khiến vú nổi hạch
Ngoài ra, hạch vú cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến tuyến vú. Chẳng hạn như:
- Bướu sợi tuyến: Là tình trạng tế bào tuyến trong mô vú phát triển bất thường hình thành các khối u tròn, bao quanh bởi phần viền trơn láng. Dạng hạch này xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn ở đối tượng nữ giới hơn tuổi 30.
- Nang vú: Đây thực chất là một dạng túi chứa dịch hay nước trong vú. Khối nang vú tương đối rắn chắc, bề mặt trơn, có khả năng di động, hầu hết đều không gây đau. Tuy nhiên nếu phát triển lớn dần, chúng có thể gây chèn ép, khiến chị em bị đau, căng tức.
- Sự thay đổi của sợi bọc tuyến vú: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành hạch bất thường tại hai bên vú trước kỳ kinh. Cụ thể, mỗi khi gần ngày xuất hiện kinh nguyệt, hạch có xu hướng to lên, gây căng tức, khiến núm vú tiết dịch trong một vài trường hợp. Chính sự thay đổi của nội tiết tố trước ngày bị hành kinh đã dẫn đến sự hình thành của dạng hạch này.
- Bướu nhú trong ống dẫn sữa: Thường là dạng u đơn, xuất hiện trong ống dẫn sữa. Chị em sẽ sờ thấy một khối u nhỏ gần vị trí của núm vú, kèm theo đó là triệu chứng chảy dịch núm vú. Những khối u này cấu thành từ một số tuyến, mô sơ giống mạch máu. Nữ giới trong độ tuổi từ 35 đến 55 là đối tượng có nguy cơ bị bướu nhú trong ống dẫn sữa.
- U mỡ: Là dạng khối mềm, có khả năng di động, không gây đau. Trong một vài trường hợp, người bị u mỡ sẽ bị tiết dịch núm vú và khiến vùng da xung quanh mấp mô.
- U ác tính: Đôi khi nổi hạch ở vú lại là triệu chứng của khối u ác tính. Đặc điểm của những khối u này là tương đối cứng chắc, không có khả năng di động, hình dạng không đồng nhất, không gây đau (ở giai đoạn đầu) và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở vùng ngực. Khi phát triển lớn dần, chúng có khả năng chèn ép lên các vùng xung quanh, gây đau.
Hạch ở vú có thể là dạng u lành tính hoặc ác tính
2. Nổi hạch ở vú có nguy hiểm không? Có phải ung thư không?
Cho dù phần lớn hạch ở vú thường là dạng u lành tính nhưng không vì vậy mà chị em được phép chủ quan. Bởi vẫn có không ít trường hợp, các khối hạch là biểu hiện của u ác tính.
Thông thường, hạch hay u ác tính sẽ có một vài đặc điểm phân biệt như sau:
- Hình dáng, màu sắc của bên khối u khác biệt so rõ ràng với phần xung quanh.
- Khối u có xu hướng dày lên nhưng kích thước gần nhưng không đổi.
- Kích thước, hình dáng của núm vú lồi hoặc lõm, kèm theo triệu chứng sưng tấy, đỏ tại vùng da vú.
- Khối u gây chảy dịch hoặc chảy máu từ núm vú.
Nổi hạch ở vú không đau - một trong những dấu hiệu của khối u ác tính
Để chắc chắn hạch tại vú là u ác tính hay không, chị em tốt nhất hãy đi khám, làm xét nghiệm kiểm tra cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
3. Mách chị em cách tự kiểm tra vú tại nhà
Cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm bất thường tại vùng vú là chị em cần nắm được cách tự kiểm tra ngực tại nhà và duy trì thói quen này định kỳ. Cụ thể:
- Chọn ngày tự kiểm tra đều mỗi tháng: Chị em nên chọn một ngày cụ thể hàng tháng để tự kiểm tra vú. Như vậy, bạn sẽ dễ phát hiện thay đổi bất thường. Theo đó, ngày tự khám vú cần cách xa kỳ kinh. Bởi nếu khám quá gần kỳ kinh, kết quả dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố.
- Quan sát kỹ đặc điểm bên ngoài: Trong quá trình tự khám, chị em hãy cởi hết áo bên ngoài, áo ngực và quan sát kỹ vùng vú qua gương. Khi đó, bạn cần chú ý đến kích thước, hình dáng ngực, màu sắc của vùng da vú, kiểm tra xem hai bên ngực cân đối hay không. Ngoài ra, bạn nên giơ hai tay lên cao để kiểm tra vùng nách, dưới cánh tay, vùng dưới bầu vú.
- Kiểm tra kỹ từng bên vú: Lúc này, chị em nên nằm xuống giường hoặc xuống ghế dài. Sau đó lần lượt dùng đầu ngón tay, cả bàn tay ấn từng bên vú, sờ nắn kỹ để tìm kiếm dấu hiệu bất thường. Bạn nên kiểm tra từ vùng núm vú, vùng ức rồi mới đến vùng dưới cánh tay (kiểm tra theo dạng hình xoắn ốc).
- Kiểm tra từng bên vú: Trong quá trình kiểm tra, chị em nên bóp nhẹ từng bên núm vú. Tác dụng chính của việc này là xác định xem núm vú có bị tiết dịch hoặc bị thụt vào hay không.
- Ghi chú lại kết quả tự khám vú: Sau mỗi lần kiểm tra, chị em hãy ghi lại kết quả để tiện đối chiếu, so sánh kết quả ở những lần khám tiếp theo. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng phát hiện thay đổi bất thường.
Chị em hãy kiểm tra kỹ từng bên vú
Ở bất kỳ độ tuổi nào, chị em cũng nên duy trì thói quen tự kiểm tra ngực hàng tháng để chủ động phát hiện sớm dấu hiệu bất thường. Đặc biệt nếu đã bước qua tuổi 40, từng bị ung thư một bên vú hoặc có người thân bị ung thư vú,... chị em lại càng phải chú trọng việc tự kiểm tra ngực và đi khám tầm soát định kỳ.
4. Khi nào nổi hạch ở vú cần phải khám bác sĩ?
Khi thấy hạch xuất hiện ở vú, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ kịp thời, nhất là khi nhận thấy một số triệu chứng khác lạ như:
- Cảm thấy đau ở vú ngay cả khi đã hết kỳ kinh.
- Hạch vú hình thành lâu, tăng kích thước bất thường khiến bầu vú và da vú thay đổi.
- Hạch xuất hiện dưới nách hoặc cánh tay khác biệt với vùng mô xung quanh.
- Núm vú tiết dịch bất thường, thụt vào bên trong một bên.
- Vùng da vú nhăn nheo, có lúm đồng tiền bất thường.
- Da tại vú bị ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc đóng vẩy.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên, chị em nên tìm đến cơ sở y tế chuyên về ung bướu để kiểm tra. Trong đó, chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế chị em có thể lựa chọn. Đơn vị đã có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực y tế, được mọi khách hàng đánh giá cao.
Đội ngũ y bác sĩ làm việc tại MEDLATEC có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó, thế mạnh vượt trội MEDLATEC là Trung tâm Xét nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp X-quang, CT Scan, MRI, máy siêu âm,... tại đơn vị đều được nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ.
Vậy nếu phát hiện hạch ở vú hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chị em hãy đến MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và thăm khám chi tiết. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!