Tin tức
Nguyên nhân cao huyết áp là gì? Làm sao để ổn định huyết áp lâu dài?
- 11/01/2023 |Thuốc Agidopa - giải pháp cho người bị cao huyết áp
- 18/01/2023 |Bệnh huyết áp thấp - tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 28/01/2023 |Bảng chỉ số huyết áp bình thường đối với từng lứa tuổi
1. Thế nào là cao huyết áp?
Cao huyết áp là căn bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi nói chung. Cụ thể như sau:
Bệnhcao huyết áplà gì?
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Ở mức thông thường, hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. Khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg thì người bệnh gặp phải tình trạngtăng huyết áp. Mức độ tănghuyết ápnặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số này.
Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim,đột quỵ,….dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Biểu hiện của bệnh cao huyết áp
Tùy thuộc mức độ tăng huyết áp mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh không gây nên những triệu chứng gì dễ nhận biết. Với những người tăng huyết áp thường xuyên sẽ có dấu hiệu chung khi huyết áp tăng bất thường là: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đi không vững, ngất xỉu,… Ở mức độ nặng, tăng huyết áp quá cao sẽ làm vỡ mạch máu, nhồi máu não,nhồi máu cơ tim,… gây tử vong,…
Tăng huyết áp là tình trạng chung của người lớn tuổi
2. Những nguyên nhân cao huyết áp
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên trong y học, người ta phân biệt bệnh cao huyết áp đến từ 2 nguyên nhân chính là bệnh vô căn và có căn nguyên. Đồng thời chia thành 2 dạng bệnh với cùng nguyên nhân là:
Bệnh cao huyết áp nguyên phát
Các bệnh nhân bị cao huyết áp không xác định được nguyên nhân được xếp vào dạng vô căn. Bác sĩ sẽ điều tra tiền sử bệnh nhân, chủ yếu là trong gia đình có người mắc bệnh và có thể có tính di truyền. Tình trạng bệnh này thường gặp phải ở những người lớn tuổi, nhất là nam giới.
Bệnh cao huyết áp thứ phát
Với những bệnh nhân xác định được nguyên nhân cao huyết áp thì được xếp vào dạng huyết áp thứ phát. Bệnh chủ yếu do những nguyên nhân như:
Bệnh nhân mắc bệnh về thận, u thượng thận, tim mạch,…
Bệnh nhân mắc bệnh về nội tiết, tuyến giáp,…
Tác dụng phụ của thuốc.
Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén
Ngoài ra, những yếu tố khác như: tuổi cao, di truyền, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Nguyên nhân cao huyết áp đến từ nhiều lý do khác nhau
3. Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Từ những nguyên nhân cao huyết áp kể trên có thể thấy rất khó để xác định được cơ chế tác động, nguyên do gây bệnh để chủ động phòng ngừa từ sớm. Căn bệnh này được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh có thể gây nên những biến chứng sau:
Thiếu máu cơ tim
Tăng huyết áp là vấn đề đến từ áp lực của mạch máu. Khi gặp phải tình trạng này, động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cho máu truyền tới tim bị giảm đi rõ rệt. Bệnh nhân thường có biểu hiện là đau ngực bên trái, cơn đau kéo dài 15 - 20 phút, có thể lan đến cánh tay.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Tình trạng cao huyết áp khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng phì đại thất trái, nhất là những người bị béo phì hoặc cao tuổi. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân dễ bị suy tim, tăng nguy cơ bị đột quỵ, tăng khả năng tử vong. Những bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp cần đặc biệt lưu ý, khi làm việc căng thẳng, sốc tâm lý hoặc mệt mỏi quá sức rất dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Người cao tuổi bị tăng huyết áp tăng nguy cơ đột quỵ
Các biến chứng nguy hiểm khác
Nguyên nhân cao huyết áp khó xác định nên việc điều trị đối với nhiều bệnh nhân thường gặp khó khăn. Điều này dẫn đến việc tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác. Trong đó phải kể đến các tình trạng nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng thị lực, ảnh hưởng khả năng vận động,… Bệnh nhân cao huyết áp cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên, theo dõi huyết áp hàng ngày để kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp bất thường.
4. Làm sao để kiểm soát huyết áp hiệu quả?
Tăng huyết áp là một dạng bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, tránh tình trạng tăng huyết áp quá cao, bất ngờ gây biến chứng. Những bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý:
Phương pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả
- Dùng thuốc: Với những bệnh nhân cao tuổi hoặc đã được xác định là mắc bệnh cao huyết áp thì cần sử dụng thuốc ổn định huyết áp hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời điều trị các bệnh lý được coi là căn nguyên gây ra cao huyết áp.
- Theo dõi huyết áp: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, đo và theo dõi huyết áp hàng ngày để phát hiện dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí kịp thời.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt; tăng cường thể dục điều độ, phù hợp với thể trạng sức khỏe, nhất là những bài tập nhẹ nhàng tốt cho tim mạch; giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì. Kiêng tuyệt đối các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress,…
Người cao huyết áp nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân cao huyết áp cần phải được khám sức khỏe định kỳ. Quá trình thăm khám không chỉ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp mà còn kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch máu, tình trạng xơ vữa động mạch, phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch hoặc những bất thường trong cơ thể bị ảnh hưởng do tăng huyết áp. Từ đó có giải pháp để điều trị dự phòng và phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm.
Để được tư vấn cụ thể các giải pháp ổn định huyết áp hiệu quả hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa củaMEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline1900 56 56 56.Mọi thắc mắc của khách hàng sẽ được các chuyên gia, bác sĩ tại đây giải đáp cặn kẽ và tận tình tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!