Tin tức
Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu? Phòng ngừa bằng cách nào?
- 04/01/2024 |Các loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả và một số lưu ý cho người bệnh
- 13/03/2024 |Các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ - vài phút tập nhưng hiệu quả bất ngờ!
- 20/03/2024 |Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào an toàn và hiệu quả?
1. Tổng quan về bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý xuất hiện khi tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng bị giãn ra. Nếu phát triển bên trong của trực tràng thì được gọi là trĩ nội; nếu phát triển phía dưới da ở hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.
-Bệnh trĩnội: là kết quả từ sự giãn ra của tĩnh mạch cuốitrực tràngtừ đó hình thành búi trĩ ở trên niêm mạc ống trực tràng. Vị trí này khiến cho người bị búi trĩ nội không thể tự nhìn hay sờ thấy được. Chỉ đến khi ở mức độ nặng, kích thước búi trĩ tăng lên thì khi đại tiện, búi trĩ mới chui ra ngoài hậu môn.
-Bệnh trĩ ngoại: là kết quả từ sự giãn ra của tĩnh mạch bên ngoài ống hậu môn từ đó hình thành búi trĩ ở dưới đường lược, ngay dưới lớp da hậu môn. Vì thế, người mắc bệnh trĩ ngoại có thể nhìn và sờ thấy búi trĩ.
Cơ chế hình thành bệnh trĩ
2. Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu?
Nguyên nhân bệnh trĩkhông xuất phát từ một yếu tố duy nhất mà thường là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố:
2.1. Di truyền
Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành bệnh trĩ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh trĩ, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số gen có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh trĩ.
2.2. Áp lực ở vùng bụng
Khi áp lực trong bụng tăng cao vì những lý do như mang thai, thừa cân hoặc thường xuyên vận động nặng,... các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng có thể bị căng giãn và phình ra. Đây chính là nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong những tháng cuối thai kỳ, khi trọng lượng của cả con và mẹ tăng lên nhanh chóng thì áp lực lên vùng sàn chậu cũng tăng. Thêm vào đó, quá trình mang thai còn khiến cho khả năng co bóp của các ống tiêu hóa giảm. Những yếu tố này khiến thai phụ dễ bịtáo bónkéo dài và mắc bệnh trĩ.
2.3.Tiêu chảyvà táo bón
Táo bón là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Việc thường xuyên duy trì chế độ ăn uống thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón. Táo bón kéo dài khiến người bệnh phải ngồi lâu và rặn mạnh khi đi đại tiện. Điều này làm tăng áp lực trong hậu môn, theo thời gian sẽ hình thành búi trĩ.
Ngược lại, tiêu chảy cũng có thể gây ra bệnh trĩ vì tình trạng này khiến cơ thể bị mất nước và làm mềm phân.
Hình ảnh mô phỏng nguyên nhân bệnh trĩ
2.4. Lối sống và thói quen ăn uống
Một lối sống ít vận động và ăn uống thiếu chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Việc ngồi lâu hoặc đứng lâu cũng có thể góp phần vào sự hình thành của bệnh. Điều này thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng hoặc có công việc yêu cầu phải đứng lâu.
Thường xuyên ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích phát triển lợi khuẩn đường ruột, làm sạch cặn bã,... Vì thế, những người có thói quen ăn ít chất xơ sẽ tiêu hóa kém, dễ bị táo bón và mắc bệnh trĩ.
3. Thận trọng với biến chứng của bệnh trĩ
Khi búi trĩ đã lớn, người bệnh đã ngày càng cảm thấy khó chịu vì đau rát, chảy máu do trĩ thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn, nguy cơ gặp một số biến chứng tăng lên:
- Bị thiếu máu: thường xuyên bị chảy máu do bệnh trĩ trong quá trình đại tiện có thể khiến cho người bệnh bị thiếu máu với các biểu hiện: suy nhược, xanh xao, kiệt sức,...
- Tắc mạch máu: lưu thông máu bị đình trệ do búi trĩ tăng kích thước rất dễ khiến cho mạch máu búi trĩ có cục máu đông. Trường hợp này người bệnh thường cảm thấy đau đớn vùng hậu môn - trực tràng, thậm chí có trường hợp búi trĩ bị hoại tử.
- Viêm nhiễm: khi mắc bệnh trĩ, nếu không giữ gìn sạch sẽ vùng da quanh hậu môn thìvết thươngdễ dàng tiếp xúc với các loạivi khuẩn, vi trùng khi đại tiện. Tình trạng này khiến người bệnh dễ bị viêm nhiễm với biểu hiện: ngứa, đau rát hậu môn, loét hoặc hoại tử búi trĩ.
Để tránh gặp phải những biến chứng này, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi chế độ ăn phù hợp, dùng thuốc theo chỉ định. Trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thủ thuật để loại bỏ búi trĩ.
Khám bác sĩ chuyên khoa từ khi bắt đầu có triệu chứng là giải pháp kiểm soát tốt bệnh trĩ
4. Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ
Cáctriệu chứng của bệnh trĩtiến triển theo thời gian không chỉ gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh mà còn có thể biến chứng không tốt. Vì thế, để phòng ngừa bệnh lý này, tốt nhất nên:
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày từ: rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường chức năng ruột và giảm nguy cơ táo bón - nguyên nhân bệnh trĩ.
- Không đứng hay ngồi quá lâu một chỗ, thường xuyên tập thể dục để duy trì lưu thông máu tốt và giảm áp lực cho vùng hậu môn.
- Hạn chế dùng bia rượu, các loại thực phẩm có thể làm tăng áp lực trong thành ruột và ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa.
Bản chất bệnh trĩ khá lành tính nhưng nếu tiến triển kéo dài mà không có biện pháp kiểm soát thì các triệu chứng của bệnh sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Biết đượcnguyên nhân bệnh trĩsẽ giúp mỗi cá nhân chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này.
Nếu nghi ngờ bị bệnh trĩ nhưng chưa biết cách nào chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa -Hệ thống Y tế MEDLATECqua tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!