Tin tức
Người trưởng thành muốn phòng bệnh viêm gan B tiêm mấy mũi?
- 08/01/2020 |Có nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh không
- 03/12/2020 |Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai để đảm bảo an toàn?
1. Một số vấn đề cần lưu ý về bệnh viêm gan B
Bệnhviêm gan Bđược chia thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn viêm gan B cấp tính:
Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, nếu có thì rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác, chẳng hạn như sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng phải, nước tiểu đậm màu, da vàng,…
Khi virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại virus kết hợp với các phương pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh không kéo dài quá 6 tháng.
Nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng được gọi là viêm gan B mạn tính
- Giai đoạn viêm gan B mạn tính
Nếu virus tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng thì được gọi là viêm gan B mạn tính. Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh vẫn xuất hiện những biểu hiện giống như giai đoạn cấp tính nhưng mức độ nặng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, bệnh nhân không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.
Nếu không được phát hiện kịp thời và áp dụng những biện pháp điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
+ Suy gan cấp tính: Virus xâm nhập vào cơ thể buộc hệ miễn dịch phải tấn công mạnh mẽ để chống lại virus, điều này có thể dẫn đến tổn thương các tế bào gan, gây suy gan cấp tính. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng não gan khiến chất độc tích tụ và làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong.
Da vàng là một biểu hiện của bệnh
+ Xơ gan: Các trường hợp mắc viêm gan mãn tính trong thời gian dài có thể dẫn tới xơ gan, suy giảm miễn dịch,… nếu tình trạng xơ gan ngày càng phát triển trên diện rộng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.
+ Ung thư gan: Những bệnh nhân mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn những người không mắc căn bệnh này. Do đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, xử lý sớm những bất thường.
2. Người trưởng thành muốn phòng bệnh viêm gan B tiêm mấy mũi?
Trước khi tìm lời giải đáp thắc mắc “người trưởng thành muốn phòng bệnhviêm gan B tiêm mấy mũi”, bạn cần tìm hiểu một số thủ tục cần được thực hiện trước khi tiêm phòng.
Trước khi tiêm, cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để kiểm tra người bệnh có đang nhiễm virus viêm gan B hay không hoặc có kháng thể chống lại virus hay chưa(nghĩa là đã từng nhiễm bệnh và khỏi bệnh).
Cần thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm phòng
+Trong trường hợp người bệnh đang nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm ngừa bệnh trong thời gian này không còn hiệu quả.
+ Nếu không bị nhiễm VGB, nhưng kháng thể phòng bệnh chưa có hoặc thấp thì vẫn cần thực hiệntiêm vắc xinđể phòng bệnh hiệu quả, còn trường hợp kháng thể phòng bệnh cao thì không cần tiêm vắc xin.
Dưới đây là 2 phác đồ tiêm thường được áp dụng khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B:
+ Phác đồ: 0-1-6: Sau khi tiêm mũi một, cần chờ 1 tháng sau mới tiêm mũi 2. Sau khi đã hoàn thành tiêm mũi 2 xong thì cần chờ đủ 5 tháng để tiêm mũi 3. Như vậy, bạn sẽ hoàn thành 3 mũi tiêm trong vòng 6 tháng.
+ Phác đồ 0-1-2-12: Đối với phác đồ này, ở 3 mũi đầu, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau 1 tháng. Sau khi hoàn thành mũi thứ 3, bạn sẽ chờ một năm sau để tiêm mũi thứ tư – cũng chính là mũi cuối cùng.
Lưu ý: 5 năm sau khi tiêm phòng, bạn nên xét nghiệm HbsAb lại và đồng thời tiêm thêm một mũi vắc xin nhắc lại để tăng hiệu quả phòng bệnh.
Tiêm phòng là phương pháp ngăn ngừa viêm gan B hiệu quả
So với các loại vắc xin khác, vắc xin viêm gan B có ít tác dụng phục hơn và được đánh giá là an toàn với mọi lứa tuổi. Một số tác dụng phụ có thể gặp là đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm,… Một số trường hợp gặp phản ứng nghiêm trọng hơn có thể kể đến như sốt cao, khó thở và tụt huyết áp,... Những trường hợp này thường rất ít xảy ra. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Ngoài tiêm vắc xin, người bệnh cũng nên thực hiện một số phương pháp phòng bệnh khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như:
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh; bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể; ưu tiên các loại rau xanh, trái cây tươi. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, không nên uống rượu bia, không hút thuốc lá và không nên ăn quá mặn. Đặc biệt, người bệnh nên tăng cường uống nước để hỗ trợ thải chất độc ra ngoài cơ thể.
- Không sử dụng chung các loại vật dụng cá nhân với người khác, nhất là khi những vật dụng này có dính máu hoặc dịch cơ thể. Đây chính là một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B.
- Nên quan hệ tình dục chung thủy 1 vợ 1 chồng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ và không nên quan hệ đường miệng.
- Thường xuyên tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng đồng thời giúp bệnh nhân phòng tránh viêm gan B và nhiều căn bệnh khác một cách hiệu quả.
- Nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực và không nên thức khuya để ảnh hưởng đến sức khỏe của gan nói riêng và toàn cơ quan trong cơ thể nói chung.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm gan B tiêm mấy mũi. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!