Tin tức
Người bị viêm gan B có tiêm phòng được không?
- 26/03/2024 |Viêm gan B trong thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho cả mẹ và bé?
- 27/03/2024 |Dấu hiệu viêm gan B qua các giai đoạn và hướng điều trị
- 30/03/2024 |Điều trị viêm gan B ở đâu tốt và một số thông tin cần lưu ý
- 05/04/2024 |Tiêm 5 trong 1 và viêm gan B: Lộ trình tiêm cụ thể và đối tượng cần lưu ý
- 09/04/2024 |Không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không?
1. Tổng quan về bệnh lý viêm gan B
Bệnhviêm gan Blà bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về bệnh viêm gan B cũng là cách phòng ngừa chủ động và phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ sớm để đi thăm khám, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1.1. Tìm hiểu bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus viêm gan B hay còn gọi virus HBV gây ra. Hiện nay, theo các thống kê y tế trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc viêm gan B trong đó tại Việt Nam có khoảng 8 - 10 triệu người.
Virus viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao ở mọi đối tượng
Mọi đội tuổi, giới tính đều có thể mắc viêm gan B. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng gan thầm lặng, biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan cao do bệnh hầu như không có biểu hiện rõ ràng.
1.2. Dấu hiệu thường gặp
- Cơ thể thường mệt mỏi, dễ mất sức.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên.
- Tiểu vàng đậm.
- Khó chịu, đau vùng bụng hạ sườn phải.
- Chướng bụng bất thường.
- Bị rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng âm ỉ, khó tiêu,...
- Vàng da, vàng mắt.
1.3. Con đường lây nhiễm
Đặc điểm của virus viêm gan B có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên khoảng 7 ngày và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Hình thức lây nhiễm viêm gan B khá giống với đường lây HIV gồm:
Viêm gan B lây qua đường máu, đường tinh dục và mẹ sang con
- Lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
- Lây qua đường máu trong quá trình truyền máu, hiến máu, xăm, kim tiêm, châm cứu, xỏ khuyên… nếu không đảm bảo vệ sinh theo quy định tiêu chuẩn y khoa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh.
- Lây qua đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.
2. Thông tin về vaccine viêm gan B
Hiện nay, Việt Nam thuộc danh sách quốc gia có tỷ lệ bệnh viêm gan B cao nhất thế giới. Vì thế, việc chủ động phòng ngừa viêm gan B bằng vắc xin là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
2.1. viêm gan B là gì?
viêm gan B được phát hiện khoảng năm 1965 bởi Tiến sĩ Baruch Blumberg và được duy trì phát triển đến nay với loại thuốc tái tổ hợp. Về cơ chế, vắc xin này hoạt động bằng cách tiêm một lượng virus HBV để kích hoạt chế độ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus từ đó tạo hàng rào bảo vệ sức khỏe.
Vắc xin viêm gan B giúp tạo cơ chế miễn dịch cho cơ thể đối với virus HBV
2.2. Phân loại
Tại Việt Nam chương trình tiêm ngừa viêm gan B được khuyến cáo ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành. Trong đó, có 3 nhóm viêm gan B đang được cấp phép tiêm phòng tại nước ta:
- Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh: được khuyến cáo tiêm ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ ra đời nhằm đảm bảo hiệu quả phòng ngừa viêm gan B.
- Vắc xin Engerix B có xuất xứ tại Bỉ có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh đến người trưởng thành dưới 20 tuổi.
- Vắc xin Heberbiovac HB: là thuốc tiêm phòng thuộc loại tái tổ hợp được nghiên cứu bởi C.I.G.B tại Cuba. Có thể sử dụng vắc xin này cho trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành. Liều dùng mỗi lần tiêm 0.5ml cho trẻ dưới 10 tuổi và 1ml cho trẻ từ 10 tuổi trở lên đến người trưởng thành.
3. Người bị viêm gan B có tiêm phòng được không?
Bị viêm gan B có tiêm phòng được khônglà câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc đặc biệt đối tới tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao như tại Việt Nam. Thực tế,vắc xin viêm gan Bđược Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vắc xin không có tác dụng đối với người đã hoặc đang nhiễm viêm gan B.
Bị viêm gan B có tiêm phòng được không là thắc mắc của nhiều người
Vắc xin tiêm phòng viêm gan B chỉ có tác dụng đối với người chưa nhiễm virus. Vì thế, việc xét nghiệm máu để kiểm tra cơ thể có đang mắc viêm gan B trước khi tiêm ngừa là điều cần thiết.
4. Ai nên tiêm phòng viêm gan B?
Bên cạnh thắc mắcviêm gan B có tiêm phòng được khôngthì chủ đề ai nên tiêm phòng loại vắc xin này cũng được nhiều người quan tâm. Vắc xin viêm gan B được khuyến cáo tiêm rộng rãi và ở tất cả các đối tượng, đặc biệt đối với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Những người làm công việc có khả năng tiếp xúc máu, dịch cơ thể người khác như nhân viên y tế, công an,...
- Những cặp đôi đang có dự định mang thai.
- Quan hệ với nhiều bạn tình trong vòng 6 tháng gần đây.
- Tình nguyện viên hiến máu.
- Người có tiền sử viêm gan mạn tính hoặc viêm gan C.
- Người mắc các bệnh tình dục có thể lây như: sùi mào gà, giang mai, lậu,...
- Có bố mẹ, anh chị em hoặc người thân cùng nhà đã mắc viêm gan B hoặc có tiền sử di truyền.
- Người đi du lịch đến các quốc gia có cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B cao
5. Những lưu ý khi tiêm ngừa viêm gan B
- Tìm kiếm và lựa chọn cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm phòng viêm gan B an toàn, uy tín và được cấp phép bởi Bộ Y tế.
- Thực hiện khám, xét nghiệm sàng lọc trước khi tiêm phòng.
- Lưu trữ thông tin tên loại vắc xin và kiểm tra hạn sử dụng trước khi tiêm vào cơ thể
- Theo dõi sức khỏe sau khi tiêm ngừa. Các biểu hiệnmệt mỏi, sốt nếu không có dấu hiệu cải thiện thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong vòng 48 - 72 tiếng sau khi tiêm.
- Nên nghỉ ngơi trong 24 giờ đầu sau tiêm.
- Theo dõi lịch tiêm các mũi tiếp theo nhằm đảm bảo tiêm đúng hạn.
Lưu ý trong quá trình trước và sau tiêm để đảm bảo an toàn sức khỏe
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏiviêm gan B có tiêm phòng được không. Thực tế, tiêm phòng viêm gan B chỉ có hiệu quả đối với những người chưa từng nhiễm bệnh. Và nếu bạn đang có nhu cầu tiêm ngừa thì có thể lựa chọnHệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặtlịch tiêm phòngvắc xin viêm gan B, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn thêm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!