Tin tức
Ngứa họng ho khan là dấu hiệu của bệnh gì và cách khắc phục
- 07/11/2020 |Ho khan kéo dài là triệu chứng của bệnh gì?
- 14/11/2020 |Giải pháp cho bệnh nhân điều trị ho khan không dứt điểm
1. Ngứa họng ho khan là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngứa họng và ho khan là triệu chứng thường gặp, có thể xuất hiện ở tất cả mọi người. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố bên ngoài liên quan đến việc thời tiết thay đổi khi chuyển mùa, sự ô nhiễm của môi trường sống và không khí xung quanh, thói quen uống nhiều nước đá, ăn đồ lạnh,... có thể làm người bệnh gặp phải tình trạng kể trên.
Song song với đó, các nguyên nhân từ bên trong cơ thể cũng có thể làm những cơn ngứa họng ho khan này xuất hiện. Cụ thể, nó có thể xảy ra khi cơ thể bạn mắc phải các bệnh lý, nhất là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Cảm lạnh, cảm cúm
Bị cảm lạnh, cảm cúm do bị nhiễm virus, vi khuẩn có thể làm xuất hiện các cơn ngứa họng và ho khan. Bệnh tác động đến xoang nhạy cảm, niêm mạc mũi và thường xuất hiện ho khan, ngứa họng vào buổi đêm hoặc trong giấc ngủ.
Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác như đau nhức cơ thể, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ,... thông thường có thể tồn tại trong một thời gian ngắn và có khả năng tự khỏi.
Tình trạng ngứa họng ho khan xảy ra có thể do bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Viêm amidan
Các cơn ngứa họng ho khan xảy ra còn có thể là biểu hiện cho tình trạng viêm amidan mà người bệnh đang gặp phải. Theo đó, tình trạng sưng đỏ và tiết dịch sẽ xuất hiện ở amidan hai bên cổ họng khi bị nhiễm trùng. Điều này gây nên các cơn ho có đờm, ho khan, ngứa cổ họng cùng với nóng sốt về chiều, chán ăn, nuốt vướng,...
Viêm mũi dị ứng
Bên cạnh đó, ho khan ngứa họng còn là dấu hiệu cho tình trạng viêm mũi dị ứng. Đây cũng là một nguyên nhân hay gặp làm xuất hiện tình trạng này.
Viêm mũi dị ứng ngoài biểu hiện ở việc gây ho khan và ngứa họng, còn kèm theo nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,...
Viêm phổi, viêm phế quản
Người bệnh bị ngứa họng ho khan về đêm còn có thể đang mắc phải bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Khi đó, họ không chỉ bị ho khan kèm ngứa họng mà còn bị ho có đờm, sốt, khó thở hoặc thở khò khè.
Các cơn ngứa họng ho khan có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm phế quản
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn sẽ làm dẫn đến tình trạng sưng to và thu hẹp lại của niêm mạc ống phế quản, làm xuất hiện các cơn ho khan, ngứa cổ họng và gây khó thở cho người bệnh.
Vì thế, ngứa họng ho khan cũng là một dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Khi đó, các cơn ho thường xuất hiện về đêm, tác động đến chất lượng giấc ngủ của người mắc bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản
Ngứa họng hokhan xảy ra còn có thể do trào ngược dạ dày thực quản.
Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngứa cổ họng,ho khan, ho có đờm, cảm thấy khó nuốt, viêm thanh quản,...
Dị ứng
Các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, đau họng, phát ban, tiêu chảy,... trong đó có ngứa ngáy trong cổ họng, ho khan cũng là biểu hiện của tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc.
2. Ngứa họng ho khan có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa họng ho khan gây nhiều phiền toái cho người bệnh với không ít những tác hại như: gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi, giảm chất lượng giấc ngủ,...
Trong các trường hợp bị ngứa cổ họng và ho khan với nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý, người bệnh còn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nếu chủ quan, không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các biến chứng này có thể kể đến như:
Biến chứng tai mũi họng: bị đổi giọng, đau dây thanh quản do dây thanh quản bị tổn thương.
Biến chứng tiêu hóa: gây buồn nôn, ợ hơi.
Biến chứng tim mạch.
Có thể gãy xương sườn ở người bị loãng xương.
Ho khan, ngứa cổ họng có thể làm người bệnh mất ngủ, mệt mỏi
3. Cách khắc phục ngứa họng ho khan như thế nào cho hiệu quả?
Khi gặp phải tình trạng ngứa họng ho khan, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục.
Điều chỉnh tư thế và thói quen khi ngủ: chú ý tránh nằm ngửa, thay vào đó nên nằm nghiêng khi ngủ; đồng thời kê gối cao hơn đầu.
Bổ sung đều đặn lượng nước cho cơ thể trong ngày, uống nhiều nước ấm, uống nước hoa quả, nước canh rau,...
Dùng chanh, mật ong hoặc gừng.
Dùng nước muối ấm để súc miệng.
Có thể trang bị thêm cho phòng ngủ máy tạo độ ẩm…
Điều chỉnh tư thế khi ngủ giúp cải thiện tình trạng ngứa cổ họng và ho khan
Với các tác hại và biến chứng mà tình trạng ngứa họng ho khan có thể gây ra, nếu mắc phải bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần áp dụng các phương pháp khắc phục này một cách hiệu quả.
Ngoài ra, để hạn chế các nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng ngứa họng ho khan, bạn cũng có thể thực hiện một số việc sau đây nhằm mục đích phòng bệnh cho bản thân.
Đảm bảo vệ sinh răng miệng và vùng họng đúng cách.
Có các thói quen bảo vệ vùng họng như giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, không uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh,...
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể.
Tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh.
Trường hợp có biểu hiện ngứa họng ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi, có các triệu chứng khác như bị sốt, phát ban, đau họng,... thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng này, quý khách hãy gọi ngay đến hotline1900 56 56 56để được các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp, tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!