Tin tức
Muốn cải thiện triệu chứng ho, khó thở, nên làm ngay điều này
- 14/08/2020 |Vì sao bị khó thở khi ngủ - đây chính là câu trả lời
- 15/08/2020 |Mách bạn căn nguyên khó thở về đêm và cách vượt qua tình trạng này
1. Các yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng ho, khó thở
1.1. Viêm phổi
Viêm phổilà bệnh lý được gây nên bởi sự nhiễm khuẩn ở nhu mô phổi do virus, vi khuẩn,... gây ra. Các tác nhân này khi xâm nhập và tấn công nhu mô phổi sẽ khiến nơi đây chịu tổn thương từ đó sinh ra triệu chứng tức ngực, ho,khó thở,... Các cơn ho doViêm phổithường là ho khan, ho có tính chất dai dẳng không dứt.
Người bị viêm phổi thường có triệu chứng ho, khó thở
Người bệnh dễ bị ngứa cổ, rát họng, luôn trong tình trạng muốn ho, ho chảy nước mắt,...
1.2. Viêm phế quản
Khi các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường thở làm cho ống phế quản bị sưng và viêm thì gọi là viêm phế quản. Bệnh dễ gặp khi thời tiết thay đổi, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người già. Người mắc bệnh này thường có các triệu chứng: ho có đờm, sổ mũi,tức ngực, khó thở, thở khò khè,...
1.3. Tràn dịch màng phổi
Trong màng phổi thường có một ít chất lỏng có nhiệm vụ bôi trơn màng phổi và giúp cho các hoạt động của phổi trở nên dễ dàng hơn. Khi chất lỏng này vượt mức bình thường tức là xảy ra tình trạng tràn dịch màng phổi. Bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy tức ngực khi ho, khó thở. Bệnh càng nghiêm trọng thì các cơnho, khó thởcàng trở nên khó chịu và có thể biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời.
1.4. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn khiến người bệnh thường xuyên đau tức ngực, thở khó kèm theo tiếng rít, ho có đờm, mệt mỏi,... Những triệu chứng này thường diễn tiến nặng hơn khi thời tiết thay đổi.
2. Ho, khó thở có phải là triệu chứng nguy hiểm không?
Như thông tin được chia sẻ ở trên có thể thấy triệu chứngho, khó thởlà biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, những triệu chứng này có nguy hiểm hay không, nguy hiểm mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào căn nguyên gây nên nó, biện pháp và thời điểm xử trí bệnh. Có những trường hợp đơn giản nhưng cũng có không ít bệnh lý có thể gây nguy hại cho tính mạng bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, càng để tình trạng ấy kéo dài càng làm sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
3. Làm cách nào để cải thiện tình trạng ho, khó thở?
3.1. Thăm khám và điều trị bởi bác sĩ
Không ai có thể biết chính xác được vì sao những cơnho, khó thởđến với mình. Bởi vậy, chủ quan khi nó xuất hiện là việc không nên làm. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lý do khiến mình bị như vậy. Việc tìm hiểu, mua thuốc tự điều trị tại nhà cũng là việc không nên vì thuốc muốn có hiệu quả cần phải dùng đúng bệnh, đó là chưa kể những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bị ho, khó thở cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng hướng
Khi đã đến cơ sở y tế thăm khám, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành những kiểm tra làm cơ sở cho việc chẩn đoán về sau. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Xin được nhắc lại rằng, thăm khám tại cơ sở y tế uy tín và tiếp nhận điều trị theo hướng bác sĩ đưa ra luôn là cách xử trí an toàn nhất cho người bịho, khó thở.
3.2. Biện pháp hỗ trợ
Ở một mức độ nhất định, những cơn ho,khó thở kéo dàisẽ khiến cho người bệnh gặp không ít bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, trải qua tâm lý khó chịu và mệt mỏi. Nặng hơn, khi xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể mà không được điều trị, nó sẽ khiến sức khỏe đi xuống. Bên cạnh việc tiếp nhận điều trị từ bác sĩ như đã nói đến ở trên thì người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng này như:
- Uống nhiều nước
Mỗi ngày cần uống tối thiểu 2l nước để làm giảm nóng rát đường thở, dịu niêm mạc. Nước cũng sẽ giúp dịch đờm được làm loãng mà dễ dàng thông qua đường miệng hoặc mũi để thoát ra ngoài.
- Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh họng, mũi sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý cũng sẽ ngăn chặn sự xâm nhập củavi khuẩngây viêm đường hô hấp. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh mỗi ngày 3 lần, sau khi ăn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng; nhỏ mũi vào sáng - trưa - tối để hỗ trợ cải thiện tình trạngho, khó thởdo viêm đường hô hấp.
Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp
- Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học vốn luôn cần thiết cho sức khỏe cơ thể, với những người mắc bệnh đường hô hấp thì lại càng quan trọng vì nó giúp tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Trong bữa ăn của mình, người bệnh cần chú ý tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng làm tăng tiết dịch ở khoang miệng, khiến cho tình trạng ho đờm trở nên trầm trọng hơn. Thêm vào đó, người bệnh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất như cam, bưởi, mật ong, tỏi,... để cải thiện hệ miễn dịch.
3.3. Những điều cần lưu ý
Trong thời gianbị ho, khó thở, người bệnh cần lưu ý:
- Có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi điều độ.
- Không làm việc quá sức.
- Tránh hút thuốc và sử dụng chất kích thích.
- Không ăn đồ ăn cay nóng bởi nó kích thích cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không thức khuya, chú ý giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ.
- Tập luyện thể thao đều đặn, vừa với sức của mình để vừa tăng cường sức khỏe vừa không làm các cơn khó thở ngày càng nhiều hơn.
Ho, khó thởkhông phải lúc nào cũng là triệu chứng nguy hiểm nhưng điều này không có nghĩa là có thể chủ quan cho qua nó. Nếu đang gặp phải hiện tượng này mà băn khoăn chưa biết phải làm gì bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám hoặc liên hệ tổng đài1900 56 56 56để nhận được những tư vấn hữu ích từ chuyên viên y tế của chúng tôi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!