Tin tức
Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị
- 06/12/2023 |Mụn hạt cơm: nguyên nhân hình thành và cách chữa trị
- 11/12/2023 |Acid salicylic trị mụn có hiệu quả không?
- 13/12/2023 |Mụn mọc ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
1. Mụn trứng cá đỏ là gì?
Mụn trứng cáđỏ là bệnh da liễu xuất hiện ở vùng mặt, hiếm gặp ở các vùng cơ thể khác. Khi mắc bệnh này, da mặt sẽ nổi các đốm mụn đỏ, sưng và có mủ ở các vị trí trán, má, cằm. Nếu chạm tay vào các đốm mụn này thì bạn sẽ có cảm giác đau rát, châm chích, khó chịu.
Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý về da với các biểu hiện dễ nhận biết
Bất kỳ nam hay nữ từ 30 tuổi đều có nguy cơ bị mụn trứng cá đỏ. Ở phụ nữ, bệnh có thể tái phát theochu kỳ kinh nguyệtvà lặp đi lặp lại một cách đều đặn. Các biểu hiện điển hình của mụn trứng cá đỏ bao gồm:
- Nổi mụn đỏ, sưng và có mủ trên vùng mặt, nhiều nhất là ở khu vực chữ T.
- Mạch máu tại khu vực nổi mụn trứng cá đỏ nổi rõ lên, sau đó giãn ra và lan sang 2 bên má.
- Da mặt tấy đỏ, khô ráp, lỗ chân lông to, rất mất thẩm mỹ.
- Người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là đau rát khi rửa mặt, lau mặt.
2. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá đỏ
Thực tế thì các nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ vẫn chưa rõ ràng. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ thì di truyền, dị ứng, môi trường và thói quen sinh hoạt có liên quan nhất định đến bệnh lý này.
Di truyền, chủng tộc
Các nghiên cứu cho thấy người da trắng có nguy cơ mắc bệnh mụn trứng cá đỏ cao hơn người da đen, da màu. Bên cạnh đó, nếu gia đình có người mắc bệnh Rosacea - bệnh lý viêm mạn tính thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ bị mụn trứng cá đỏ cao.
Dị ứng
Dị ứng ở đây có thể là dị ứng với thuốc hay với các sản phẩmchăm sóc da. Theo đó, một số loại thuốc chứa corticosteroid, thuốc điều trịhuyết áplàm hệ miễn dịch suy giảm, khiến da dễ bị tổn thương, nổi mụn, viêm nhiễm. Hay các loại mỹ phẩm, sữa tắm không phù hợp với tình trạng da cũng làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá đỏ.
Mụn trứng cá đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, dị ứng,…
Môi trường
Nếu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh thì làn da của bạn rất dễ bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu dưới da giãn ra một cách bất thường, cộng với sự tấn công của bụi bẩn vàvi khuẩnsẽ gây nên bệnh trứng cá đỏ.
Thói quen sinh hoạt
Trứng cá đỏ và các bệnh lý về da sẽ xuất hiện nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Cụ thể, nếu bạn thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ thì sẽ hình thành mụn trứng cả đỏ và khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
3. Các giai đoạn của mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn tiền trứng cá đỏ
Ở giai đoạn này, mụn chưa hình thành nhưng bạn sẽ có cảm giác mặt nóng bừng, da mặt đỏ và châm chích. Biểu hiện càng rõ hơn khi bạn ra ngoài nắng hoặc ăn những loại thực phẩm gây nóng trong người.
Giai đoạn tiền trứng cá đỏ với biểu hiện da mặt đỏ và nóng bừng
Giai đoạn mạch máu giãn
Giai đoạn này rất dễ nhận biết bởi mạch máu dưới da giãn ra, nổi rõ lên, tạo thành các đốm màu đỏ trên mặt. Trong một số trường hợp, quá trình vận chuyển máu tại các mạch máu này bị rối loạn nên làm xuất hiện hiện tượng phù nề.
Giai đoạn viêm
Mụn trứng cá đỏ sẽ xuất hiện trong giai đoạn này. Lúc này, da mặt sần lên với các nốt mụn màu đỏ có kích thước khoảng 2 - 5 mm. Thoạt nhìn thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn mụn trứng cá đỏ với mụn trứng cá thông thường.
Giai đoạn muộn
Biểu hiện rõ rệt nhất của giai đoạn này nằm ở mũi. Lúc này, tuyến bã nhờn tăng sinh và hoạt động mạnh, tình trạng viêm mô xảy ra nghiêm trọng khiến mũi bị sưng to và tấy đỏ. Nhưng thường thì giai đoạn này chỉ xảy ra ở nam giới từ 50 tuổi, còn phụ nữ thì ít gặp hơn.
Giai đoạn muộn của mụn trứng cá đỏ với triệu chứng mũi sưng to (mũi sư tử)
4. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mụn trứng cá đỏ mà thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ có phương án kiểm soát tình trạng bệnh. Cụ thể, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ (di truyền, dị ứng, thói quen sinh hoạt). Tiếp đến, bác sĩ chẩn đoán phân biệt dựa vào các triệu chứng, biểu hiện của bệnh. Cuối cùng, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm kiếm vi trùng cũng như loại trừ các bệnh lý về da khác.
Mục đích của tất cả việc này là kiểm soát tình trạng bệnh, qua đó, làm giảm các triệu chứng và mức độ thương tổn trên da. Nhờ đó, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da hoặc kê thuốc kháng viêm,thuốc kháng sinh,thuốc giảm đau. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có u xơ nhiều thì có thể áp dụng biện pháp laser KTP, argon, phục hồi lạnh. Thời gian điều trị có thể là vài tuần hoặc kéo dài liên tục vài tháng.
Tùy trường hợp mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ phù hợp
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về mụn trứng cá đỏ. Nếu đang mắc bệnh này hoặc các bệnh lý khác về da, bạn có thể đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quá trình thăm khám của khách được thuận lợi, nhanh chóng và đạt độ chính xác cao.
Đặc biệt, quý khách có thể đặt lịch khám trước qua hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể tiết kiệm thời gian. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng và tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu của quý khách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!