Tin tức
Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay
- 23/07/2021 |Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao kháng thuốc tại MEDLATEC uy tín, chính xác
- 08/10/2021 |Chia sẻ chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi giúp phục hồi sức khỏe
- 24/08/2021 |Giải đáp băn khoăn về tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc
1. Những tác động của bệnh lao phổi đối với cơ thể
Tác nhân gây bệnh lao do loại trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Loại vi khuẩn này có thể sinh trưởng trong môi trường tối, ẩm thấp và dễ chết khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời. Do vi khuẩn thường tập trung nhiều tại đờm của bệnh nhân, nên nguồn lây chủ yếu đến từ người mắc bệnh truyền sang người lành thông qua đường hô hấp, cụ thể là đờm dãi. Vì vậy, thểlao phổicũng là thể thường gặp nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt nam đứng thứ 11 trong danh sách 22 nước chịu ảnh hưởng nặng nề vì bệnh lao
Trước khi tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay, để nhận biết các dấu hiệu nghi nhiễm, chúng ta nên ghi nhớ những triệu chứng của bệnh sau đây:
Triệu chứng toàn thân
Sốt: khoảng 80% bệnh nhân thường gặp những cơn sốt nhẹ kéo dài, xuất hiện vào thời điểm chiều tối hoặc sốt về đêm. Một số bệnh nhân có thể gặp cơ sốt cao cộng với rét run.
Thể trạng gầy sút nhanh.
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, nhợt nhạt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
Bệnh lao còn có thể gây nên tình trạng mất kinh nguyệt ở nữ giới.
Triệu chứng đường hô hấp
Tùy theo thể trạng của người bệnh nhân có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như sau:
Ho khan: tần suất ít, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không chú ý việc mình bị ho. Tình trạng ho khan thường có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài kèm theo (trên 3 tuần nghi ngờ nhiễm lao).
Ho có đờm: bệnh nhân khạc ra đờm trắng sau ho với số lượng ít.
Ho ra máu: có thể lẫn đờm với máu nhưng không nhiều. Nhưng nếu triệu chứng diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây tắc phế quản.
Đau ngực, đau khi hít vào hoặc đau khi ho.
Khó thở: liên quan đến tình trạng phổi tràn ngập dịch đàm vàvi khuẩn, khu vực tổn thương lan rộng. Một số ít bệnh nhân có thể nghe được tiếng thở rít.
2. Một số phương pháp thường được ứng dụng trong xét nghiệm lao phổi
Bệnh nhân cần thực hiện một số phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và theo dõi mức độ tiến triển của bệnh. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ, cũng như điều kiện tại cơ sở y tế thực hiện thăm khám. Một số phương pháp phổ biến như sau:
X-quang phổi
Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xem xét mức độ thâm nhiễm, tổn thương của phổi, cũng như mức độ đáp ứng với các biện pháp điều trị của bệnh nhân. Hình ảnh trên phim X-quang gợi ý lao phổi tiến triển là thâm nhiễm, nốt, hang, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có thể 1 bên hoặc 2 bên. Đa số trường hợp điều trị lao phổi đều cần thực hiện xét nghiệm này suốt quá trình điều trị.
Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
AFB được viết tắt từ Acid Fast Bacillus test, phương pháp được thực hiện bằng cách lấy mẫu đờm của bệnh nhân sử dụng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen soi trên kính hiển vi, quan sát trực tiếp để tìm AFB giúp khẳng định chẩn đoán.
Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 2 giờ. Trước khi lấy mẫu đờm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận cách lấy. Nếu không thể khạc đờm, người bệnh sẽ được xét nghiệm bằng dịch dạ dày vào buổi sáng.
- Lao phổi AFB (+): tối thiểu một mẫu đờm, dịch phế quản hoặc dịch dạ dày có kết quả soi AFB (+).
- Lao phổi AFB (-): nếu bệnh nhân có tối thiểu 2 mẫu đờm AFB (-) vẫn được áp dụng điều trị theo phác đồ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và tiếp tục theo dõi các triệu chứng bệnh. Nếu triệu chứng không đỡ, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục làm xét nghiệm 2 mẫu đờm:
Từ một mẫu dương tính (+) trở lên: lao phổi AFB (+).
Hai mẫu âm tính: lao phổi AFB (-).
Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều cần thực hiện xét nghiệm dịch đờm dãi để tìm vi khuẩn. Thông thường, phương pháp Ziehl-Neelsen hoặc nhuộm huỳnh quang với ánh sáng cực tím sẽ được áp dụng cho thủ thuật xét nghiệm này.
Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
Đây là một phương pháp xét nghiệm ứng dụng sinh học phân tử, dành cho việc chẩn đoán lao hoặc các trường hợp kháng thuốc Rifampicin được WHO khuyến cáo. Nhờ ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp này vừa có độ chính xác cao, quá trình thực hiện đơn giản và cho thời gian cho kết quả nhanh chóng.
Xét nghiệm lao phổi có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện tình trạng lao ngoài phổi (lao hạch, lao xương khớp,…)
Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
Với phương pháp cổ điển nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng (thạch đặc), thời gian cho kết quả có thể mất từ 3 - 4 tuần. Nhưng với phương pháp mới MGIT - BACTEC (môi trường lỏng) có thể rút gọn thời gian chỉ trong 2 tuần. Nhưng phương pháp nuôi cấy thường chỉ có thể thực hiện với một vài cơ sở y tế đủ điều kiện, vì quy trình thực hiện phức tạp, cần nhiều thời gian để có được kết quả chính xác.
Ưu điểm của phương pháp này là phân lập và định danh được vi khuẩn lao, có thể làm được kháng sinh đồ với các thuốc dùng trong điều trịbệnh lao.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật hỗ trợ khác như:
Phản ứng Tuberculin.
Xét nghiệm máu, hay còn được được gọi là xét nghiệm phóng thích interferon-gamma hoặc IGRAs. Xét nghiệm này dùng để đo sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao. Gồm 2 loại: QuantiFERON®–TB Gold In-Tube test (QFT-GIT) vàT-SPOT®.TB test (T-Spot).
...
3. Những trường hợp nào được chỉ định xét nghiệm lao phổi?
Để bệnh nhân được điều trị kịp thời cũng như ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn dạng tiềm ẩn cần nên được thực hiệnxét nghiệm laophổi thường xuyên, bao gồm:
Những người nghi ngờ lao phổi: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.
Các trường hợp có bất thường trên X-quang phổi đều cần xem xét phát hiện lao phổi.
Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (nhân viên y tế, người thân của bệnh nhân, người chăm sóc,...).
Có tiền sử mắc bệnh lao trong vòng 2 năm gần đây hoặc chưa được điều trị đầy đủ theo phác đồ.
Môi trường công việc tiềm ẩn mầm bệnh: bệnh viện, viện dưỡng lão, công nhân vệ sinh môi trường,…
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có tiếp xúc với người đang mắc hoặc có nghi ngờ nhiễm lao.
Thể trạng hệ miễn dịch suy yếu: bệnh nhân HIV/AIDS, người cao tuổi, đối tượng sử dụng ma túy.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC), ước tính Việt Nam có khoảng 30% dân số nhiễm trực khuẩn lao dạng tiềm ẩn
Xét nghiệm lao phổi là bước thủ thuật quan trọng để phát hiện và đánh giá tình trạng diễn biến của bệnh lao trên bệnh nhân. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, không ít người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết. Để khắc phục tình trạng này, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm kiểm tra tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm lao phổi được thực hiện bởi hệ thống các máy móc, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists). Nhờ đó, kết quả có được nhanh chóng và chính xác, giúp các bác sĩ đưa ra được phương án can thiệp kịp thời.
Để được đặt lịch lấy mẫu tận nơi hoặc tại bệnh viện, khách hàng có thể gọi đến tổng đài1900.56.56.56để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!