Tin tức

Mối liên hệ giữa kháng insulin và béo phì

Ngày 11/07/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kháng insulin và béo phì những nguyên nhân phổ biến của bệnh lý mạn tính và các bất thường sức khỏe khác. Sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu mối liên hệ giữa những tình trạng này và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Khái quát về kháng insulin và béo phì

1.1. Kháng Insulin

Insulin là hormone điều chỉnh lượng đường huyết của cơ thể.Kháng insulinlà tình trạng cơ thể phản ứng kém với hormone insulin nên cần phải có một lượng insulin nhiều hơn bình thường để kiểm soát đường huyết. Khi bị kháng insulin, chỉ số đường huyết tăng cao và dễ dẫn đếntiểu đườngtype 2.

Mô phỏng về cơ chế kháng insulin

Mô phỏng về cơ chế kháng insulin

1.2. Béo phì

Béo phìlà tình trạng mỡ thừa tích tụ quá mức bình thường bên trong cơ thể và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tình trạng béo phì thường được xác định thông qua chỉ số BMI, trong đó người có BMI ≧ 30 được xem là béo phì.

2. Kháng insulin: nguyên nhân và tính chất nguy hiểm

2.1. Nguyên nhân gây kháng insulin

Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng kháng insulin, bao gồm:

- Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng phát triển kháng insulin.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh, vận động ít và stress là yếu tố nguy cơ phổ biến.

- Béo phì, đặc biệt là gia tăng lượng mỡ bụng có liên quan chặt chẽ đến kháng insulin.

2.2. Kháng insulin nguy hiểm như thế nào?

Kháng insulin được đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bởi nó làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh nguy hiểm:

- tiểu đường type 2 (nguy cơ cao nhất).

- Bệnh tim mạch.

- Gan nhiễm mỡ.

- Buồng trứng đa nang.

- Một số bệnh ung thư.

Với người đang mắc các bệnh lý kể trên, kháng insulin chính là nguyên nhân khiến cho bệnh dễ tiến triển nghiêm trọng. Chẳng hạn như đối với người tiểu đường type 2, kháng insulin là nguyên nhân chính làm tăng đường huyết và khó kiểm soát bệnh.

Những biến chứng có thể gặp phải do kháng insulin

Những biến chứng có thể gặp phải do kháng insulin

3. Kháng insulin và béo phì liên quan đến nhau như thế nào?

Kháng insulin và béo phìlà hai tình trạng sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lượng calo tiêu thụ vượt quá mức so với lượng calo tiêu hao, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ lưu trữ trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.

Mỡ bụng còn được xem là một cơ quan nội tiết hoạt động mạnh mẽ, sản sinh ra nhiều hormone và chất gây viêm. Những chất này có tác động lớn đến sự nhạy cảm của tế bào đối với insulin và hình thành kháng insulin. Insulin là hormone dotuyến tụysản xuất, đóng vai trò chính trong việc điều hòa lượng đường trong máu thông qua cơ chế đưa glucose vào tế bào để chuyển thành năng lượng hoặc lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen.

Kháng insulin khiến cho các tế bào phản ứng kém với insulin. Kết quả là cơ thể không sử dụng glucose đúng cách hoặc tích tụ đường trong máu. Insulin trong máu tăng tiềm ẩn nguy cơ tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa, ngăn chặn quá trình phân giải mỡ của cơ thể, dễ làm tăng thể trọng và gây béo phì.

Mặt khác, kháng insulin còn có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, gây ra tình trạng ăn uống không kiểm soát - nguyên nhân thường gặp dẫn đến béo phì.

Kháng insulin và béo phìđược xem là hai yếu tố chính gây nên hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vàđái tháo đườngtype 2.

Như vậy, kháng insulin và béo phì có sự tác động qua lại với nhau. Kháng insulin không chỉ là hậu quả của béo phì mà còn là nguyên nhân dẫn đến béo phì thông qua các cơ chế phức tạp liên quan đến chuyển hóa glucose và chất béo. Kháng insulin và béo phì cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường về sức khỏe.

Kháng insulin và béo phì chính là hệ quả của nhau

Kháng insulin và béo phì chính là hệ quả của nhau

4. Trường hợp nào dễ bị tiểu đường do béo phì?

Từ giai đoạn tuổi trung niên, các dấu hiệu lão hóa cơ thể và tình trạng suy giảm sức khỏe sẽ ngày càng tăng dần. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vàrối loạn chuyển hóa.

Kết hợp những yếu tố nêu trên kết hợp với dinh dưỡng thiếu hợp lý, lối sống vận động ít làm cho quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể dễ bị rối loạn, tăng nguy cơ bị béo phì và tiểu đường.

Thống kê y tế ở nước ta trong giai đoạn gần đây cho thấy, so với người gầy thì người bị béo phì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 3 lần, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 40.

4. Phòng ngừa kháng insulin và béo phì bằng cách nào?

Béo phì và kháng insulin đều làm tăng nguy cơ mắc cácbệnh tiểu đường, tim mạch. Khi các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin, cơ thể không thể kiểm soát đường huyết hiệu quả sẽ khiến đường huyết cao mạn tính. Càng kéo dài,tuyến tụycàng khó sản xuất đủ insulin để duy trì đường huyết bình thường, tăng khả năng bị tiểu đường type 2.

Kháng insulin còn là nguyên nhân gây khiến chỉ sốhuyết áp, chỉ số cholesterol LDL tăng, làm giảm chỉ số cholesterol HDL. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch,nhồi máu cơ timđột quỵ.

Thực hiện một số biện pháp sau đây có thể giúp quản lý hiệu quảkháng insulin và béo phì:
- Điều chỉnh lại lối sống

+ Ăn uống cân đối thông qua biện pháp cắt giảm lượng calo tiêu thụ, tăng rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc và cá, hạn chế đường và chất béo bão hòa.

+ Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe.

+ Kết hợp thư giãn bằng yoga, thiền, tập hít thở để giảm stress - yếu tố góp phần vào kháng insulin và béo phì.

- Sử dụng thuốc cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết theo chỉ định của bác sĩ.

Người bị béo phì thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường vì tình trạng kháng insulin. Hiểu được mối liên hệ giữakháng insulin và béo phìsẽ giúp người bệnh thấy được tầm quan trọng của việc điều chỉnh lối sống, kiểm soát yếu tố nguy cơ để phòng ngừa những bệnh lý này.

Quý khách hàng có nhu cầu thămkhám sức khỏe, tiểu đường có thể đến trực tiếpBệnh viện Đa khoa MEDLATEChoặc liên hệ tổng đài1900 56 56 56để đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map