Tin tức
Mẹ sinh mổ ăn bún được không và lời khuyên của bác sĩ
- 17/07/2024 | Sinh mổ ăn cá diêu hồng được không? Món ngon và bổ dưỡng từ cá diêu hồng
- 17/07/2024 | Bỏ túi ngay 3 nhóm trái cây lợi sữa cho mẹ sinh mổ
- 18/07/2024 | Giải đáp thắc mắc: Mẹ sinh mổ ăn ếch được không?
1. Mẹ sinh mổ ăn bún được không?
Bún là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn như bún mọc, bún chả, bún riêu, bún bò, bún thịt nướng, bún chả giò… Sợi bún dai mềm, kết hợp với nước súp hoặc nước sốt thơm ngon nên rất dễ ăn và là món khoái khẩu của nhiều người, trong đó có mẹ sau sinh. Nhưng cũng không ít mẹ lo lắng sinh mổ ăn bún được không.
Về vấn đề này, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ sinh mổ vẫn có thể ăn bún, nhưng nên hạn chế và lựa chọn thời điểm ăn thích hợp. Nguyên nhân xuất phát từ việc bún được làm từ gạo lên men (gạo ngâm chua). Ngoài ra, một số cơ sở làm bún không uy tín còn cho thêm hàn the và phụ gia vào để sợi bún dai ngon hơn và để được lâu hơn.
Trong khi đó, mẹ sinh mổ có hệ tiêu hóa yếu, ăn thực phẩm lên men và chứa phụ gia sẽ không tốt, dễ gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy,… Nghiêm trọng hơn là các biến chứng hậu sản như băng huyết, bế sản dịch, nhiễm trùng vết mổ. Đặc biệt, các hóa chất trong bún còn có thể bài tiết qua sữa mẹ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe em bé.
Chính vì vậy, sinh mổ ăn bún được không thì mẹ chỉ nên ăn sau khi sinh được 2 - 3 tháng và cũng nên hạn chế, mỗi bữa không ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một bát nhỏ. Ngoài ra, không được ăn thường xuyên, quá nhiều lần trong ngày và quá nhiều ngày trong tuần. Đặc biệt, hãy tự làm bún tại nhà hoặc chọn mua bún ở cơ sở làm bún uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sinh mổ ăn bún được không? Mẹ vẫn ăn được nhưng nên hạn chế
2. Khi nào mẹ sinh mổ không được ăn bún?
Mặc dù mẹ sinh mổ vẫn có thể ăn bún nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Những trường hợp dưới đây, mẹ tuyệt đối không được ăn bún để tránh bị ngộ độc và các nguy cơ nguy hiểm khác.
Mẹ mắc bệnh tiêu hóa
Nếu mẹ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… thì không nên ăn bún, nếu không, các triệu chứng của bệnh sẽ thêm nghiêm trọng. Mẹ sẽ luôn trong tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, gây mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mẹ bị cảm sốt
Mẹ sinh mổ ăn bún được không? Câu trả lời là không nếu mẹ đang bị sốt. Vì khi đang cảm sốt, cơ thể mẹ rất yếu, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong khi đó bún lại gây nặng bụng, khó tiêu nên càng làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Lúc này, mẹ sẽ bị đau bụng, nôn ói và đi ngoài. Do đó, nếu đang cảm sốt, thay vì ăn bún, mẹ hãy chọn các món dễ tiêu hơn như cháo đậu xanh, súp,…
Mẹ sau sinh bị cảm sốt thì không nên ăn bún để tránh bệnh nặng thêm
3. Làm sao để phân biệt bún sạch và bún có hóa chất?
Ngoài việc tìm hiểu sinh mổ ăn bún được không thì mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể phân biệt được bún sạch với bún có hóa chất.
- Bún sạch không bảo quản được lâu, sau vài giờ bắt đầu có mùi chua của thực phẩm bị ôi thiu. Trong khi đó, bún có chất bảo quản sẽ giữ được lâu, để qua đêm, đến ngày hôm sau, thậm chí là 2 - 3 ngày sau vẫn như bình thường.
- Dùng tay miết nhẹ sợi bún, nếu sợi bún mềm, dễ nát và dính vào tay thì đó là bún sạch. Còn bún có hàn the thời sợi bún dai, khó đứt gãy và ít bị bám dính vào tay.
- Quan sát bằng mắt thì thấy bún được làm từ gạo nguyên chất có màu trắng đục hơi xám. Còn bún có chứa phụ gia thì màu sáng hơn, trong hơn và trông “bóng bẩy”.
- Nhúng bún vào nước bột nghệ, nếu sợi bún chuyển sang màu xám thì chứng tỏ trong bún có hàn the.
Ăn bún khô của các thương hiệu uy tín sẽ tốt hơn ăn bún tươi
4. Những lưu ý quan trọng khác cho mẹ sinh mổ
Ngoài việc thận trọng khi ăn bún sau sinh mổ thì mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh tiêu thụ thức ăn quá béo, nhiều dầu mỡ như da gà, da vịt, thịt mỡ hay các món ăn chiên, rán, xào,… Tốt nhất là khi mới sinh, nên ăn đồ hấp và luộc.
- Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu,… vì chúng sẽ kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các gia vị này bài tiết qua sữa khiến bé khó chịu và bỏ bú.
- Tuyệt đối tránh xa các món ăn sống, tái như sashimi, gỏi, nộm, rau sống,… để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc.
- Thận trọng khi ăn các thực phẩm có tính hàn như hải sản, cá, ếch, rau đay,… để vừa không bị lạnh bụng, vừa không ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến vết mổ lâu lành.
- Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, lòng đồ nếp, lòng trắng trứng,…
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,…
- Mẹ có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên phù hợp.
- Tất cả các thực phẩm dành cho mẹ sau sinh phải được lựa chọn kỹ càng, sơ chế cẩn thận và nấu chín. Khi nấu nên hạn chế cho gia vị, đặc biệt là muối vì ăn mặn sau sinh sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi và tập luyện để cơ thể mau hồi phục và cải thiện được vóc dáng.
- Chú ý tắm rửa, vệ sinh thân thể, đặc biệt là vết mổ để tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi thấy cơ thể có những bất thường, đặc biệt là ở vết mổ.
Đồ tái, sống không nên có trong thực đơn của mẹ sau sinh
Chúng ta đã cùng giải đáp thắc mắc sinh mổ ăn bún được không cùng các vấn đề liên quan. Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm hoặc hỗ trợ đặt lịch khám tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!