Tin tức
Mẹ bầu nên chú ý đến dấu hiệu viêm lộ tuyến khi mang thai
- 21/04/2020 | Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì và cách điều trị hiệu quả
- 18/03/2021 | Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm như bạn nghĩ?
- 11/04/2021 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
1. Viêm lộ tuyến khi mang thai là gì?
Viêm lộ tuyến là bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Lúc này, lớp biểu mô bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, các yếu tố gây bệnh xâm nhập và tấn công vào, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lở loét.
Viêm lộ tuyến khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra tình trạng: sẩy thai, sinh non,… Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở vùng kín để kịp thời thăm khám và có phương pháp điều trị sớm. Tốt nhất bạn nên tiến hành khám phụ khoa định kỳ, nếu cổ tử cung bị viêm thì nên chữa trị khỏi trước khi lên kế hoạch có em bé.
Dấu hiệu nhận biết:
Viêm lộ tuyến khi mang thai có thể được phân thành 3 cấp độ, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau.
Ở độ nhẹ, tình trạng viêm nhiễm chỉ mới xảy ra ở 1/3 kích thước của tử cung. Lúc này mẹ bầu sẽ có biểu hiện khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, kèm theo mùi tanh hôi khó chịu,… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị đi tiểu nhiều lần, bị tiểu buốt và rát âm hộ.
Viêm lộ tuyến thường được phân thành 3 cấp độ, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau
Ở độ vừa, tình trạng viêm nhiễm, lở loét đã lây lan đến hơn 1/2 kích thước của tử cung. Do đó, khí hư sẽ có màu vàng hoặc mủ, mẹ bầu thường cảm thấy ngứa rát vùng kín. Khi giao hợp sẽ dẫn đến tình trạng, xuất huyết âm đạo, chảy máu ra ngoài.
Ở mức độ rộng thì 2/3 diện tích tử cung đã bị sưng, viêm. Ngoài các biểu hiện trên, mẹ bầu có thể còn bị đau bụng vùng dưới, chảy máu bất thường.
2. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến khi mang thai
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm lộ tuyến khi mang thai. Bạn nên nắm vững để có biện pháp khắc phục hiệu quả:
Nguyên nhân sinh lý:
Phụ nữ bị lộ tuyến khi mang thai nhưng sau sinh lại bình thường.
Vùng kín bị nhiễm khuẩn:
Trong quá trình mang thai, dịch ẩm đạo sản sinh ra nhiều tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, nấm hoạt động. Không chỉ vậy, mẹ bầu còn không làm sạch vùng kín đúng cách, thường xuyên mặc đồ bó sát, sử dụng dung dịch vệ sinh gây mất cân bằng pH. Nhờ đó, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và tấn công vào cổ tử cung.
Quan hệ tình dục không an toàn:
Quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ dễ gây ra các tổn thương cho vùng kín. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cổ tử cung từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lộ tuyến. Nguy hiểm hơn, thông qua con đường này bạn còn có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như: sùi mào gà, giang mai, HIV/AIDS,…
Mắc bệnh phụ khoa:
Trước khi mang thai, mẹ bầu đã bị lộ tuyến nhưng không chữa trị dứt điểm mà để tái phát lại nhiều lần. Do có tiền sử bệnh lý nên khi mẹ bầu bị viêm lộ tuyến, các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng tiến triển nặng hơn, viêm nhiễm dễ lan rộng ra khắp tử cung.
Do có tiền sử bệnh lý phụ khoa nên khi mẹ bầu bị viêm lộ tuyến, các triệu chứng sẽ có xu hướng tiến triển nặng, viêm nhiễm dễ lan rộng khắp tử cung
Áp dụng thủ thuật phụ khoa nhiều lần:
Thực hiện nạo phá thai tại các cơ sở không đảm bảo vô trùng, tay nghề bác sĩ non kém,… sẽ khiến cổ tử cung bị tổn thương, viêm nhiễm. Do đó, những người sinh non hoặc nạo phá thai nhiều lần, nếu không chăm sóc thì nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung là rất cao.
3. Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến khi mang thai
Viêm lộ tuyến khi mang thai có thể gây viêm nhiễm ngược dòng ảnh hưởng đến mẹ và bé. Để thai nhi phát triển một cách bình thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp sao cho vừa hiệu quả vừa an toàn.
Sử dụng thuốc:
Bác sĩ sẽ kê 1 thuốc đặt âm đạo được sử dụng cho phụ nữ mang thai, có thể sử dụng thêm thuốc uống khi có nhiễm khuẩn nhiều.
Mặc dù điều trị bằng thuốc có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng để hạn chế xảy ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến thai nhi, bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra chỉ định. Trong quá trình điều trị, bạn nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám tránh để kéo dài.
Trong trường hợp bị viêm lộ tuyến nhẹ, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, diệt nấm để chống lại tác nhân gây bệnh
Bài thuốc dân gian:
Việc áp dụng bài thuốc dân gian trong hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến khi mang thai thường cho hiệu quả tốt. Lá trầu không, chè xanh, lô hội,… là những thảo dược an toàn, dễ kiếm trong tự nhiên, chúng đều có tác dụng diệt khuẩn giúp giảm thiểu được tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung. Vì vậy mẹ nên sử dụng các loại lá này, đun sôi lấy nước để làm dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Lô hội là loại thảo dược an toàn, dễ kiếm trong tự nhiên, chúng có tác dụng diệt khuẩn nên sẽ giảm thiểu được tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung
Viêm lộ tuyến khi mang thai không chỉ khiến bà bầu khó chịu mà nhiều trường hợp viêm nặng còn gây ra những biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi như: sinh non, trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, mắt,… Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Để phòng ngừa bệnh, tốt nhất bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khi mang thai.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!