Tin tức
Mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối: nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- 08/05/2024 |Cách đọc chỉ số cơn gò tử cung mẹ bầu có thể tham khảo
- 22/05/2024 |Bà bầu bị đau họng: nguyên nhân và cách xử trí
- 23/05/2024 |Tiền sản giật - Biến chứng sản khoa nguy hiểm hàng đầu, mẹ bầu nên sàng lọc khi nào?
1. Tại sao mẹ bầu bị khó thở trong 3 tháng cuối thai kỳ?
1.1. Sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, tử cung của mẹ bầu mở rộng đáng kể để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Khi tử cung lớn dần sẽ đẩy các cơ quan khác trong khoang bụng lên phía trên, nhất là cơ hoành. Điều này khiến cho không gian phổi nở ra bị thiếu và mẹ bầu cảm thấykhó thở.
Sự thay đổi vị trí củacơ hoànhkhông chỉ tạo áp lực mà còn làm giảm dung tích phổi. Khi phổi không thể mở rộng hoàn toàn như bình thường, lượng không khí mà mẹ bầu có thể hít vào trong mỗi lần thở bị giảm xuống. Kết quả làmẹ bầu khó thở 3 tháng cuối, nhất là khi nằm hoặc khi vận động nhiều.
Áp lực tử cung do thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép cơ hoành là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối
1.2. Sự thay đổi trọng lượng cơ thể
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường tăng 10 - 15 kg. Sự tăng lên về trọng lượng này không chỉ bao gồm trọng lượng của thai nhi mà còn bao gồm nước ối, dự trữ mỡ,... Tăng cân đáng kể làm tăng gánh nặng cho hệ hô hấp và tim, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Điều này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi và cảm giác khó thở, đặc biệt là khi phải di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
1.3. Thay đổi nội tiết tố
Trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao. Progesterone có tác dụng kích thích hệ hô hấp, làm tăng nhịp thở và độ nhạy cảm của hệ hô hấp với CO2. Đây là lý do khiếnmẹ bầu khó thở 3 tháng cuối.
Không những thế, sự gia tăng progesterone cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tăng cảm giác khó thở cho mẹ bầu. Những thay đổi về nồng độ CO2 trong máu khiến hệ thần kinh của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn nên mẹ bầu dễ cảm thấy khó thở.
1.4. Tình trạng sức khỏe
Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ hồng cầu mang oxy đến mô và các hệ cơ quan. Điều này khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy, tăng cảm giác mệt mỏi và khó thở cho bà bầu.
1.5. Bệnh lý tim, phổi
Các vấn đề về tim, phổi như bệnh hen suyễn, bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh tim mạch có thể trở nên trầm trọng hơn trong thai kỳ nếu mẹ bầu vốn có tiền sử với những bệnh lý này.
Giai đoạn cuối thai kỳ, khi lưu lượng máu tăng lên, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều đó có thể khiến mẹ bầu gặp các triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
Mặt khác, quá trình mang thai cũng làm tăng áp lực lên phổi và cơ hoành, khiến cho khả năng hô hấp giảm và mẹ bầu dễ khó thở. Đây chính là lý do mẹ bầu có tiền sử bệnh lý tim mạch, bệnh lý về phổi cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
1.6. Tác động tâm lý
Hormone thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động mạnh mẽ lên tâm trạng của mẹ bầu. Sự thay đổi tâm trạng liên tục và cảm giác lo lắng về thai kỳ có thể làm tăng nhịp thở và khiến chomẹ bầu khó thở 3 tháng cuối.
1.7. Tư thế và cách sinh hoạt hàng ngày
Ngồi hoặc nằm không đúng cách dễ làm tăng áp lực lên cơ hoành và phổi từ đó sinh ra hiện tượng khó thở cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, khi mẹ bầu hoạt động thể chất quá mức hoặc không đúng cách cũng gây áp lực lên hệ thống tim mạch, hệ hô hấp, kết quả là mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối do mất sức.
Tư thế nằm cũng có thể là yếu tố khiến mẹ bầu khó thở
2. Biện pháp giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối
2.1. Thay đổi tư thế nằm và ngồi
Một trong những cách giảm khó thở đơn giản nhất là điều chỉnh tư thế. Khi ngồi, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng và không gập người về phía trước. Khi nằm, hãy cố gắng nằm nghiêng sang bên trái và chèn gối để kê cao đầu gối để giảm áp lực lên cơ hoành, giúp lưu thông máu được cải thiện.
2.2. Thực hiện bài tập thở
Các bài tập thở sâu và chậm có thể giúp mẹ bầu kiểm soát nhịp thở tốt hơn và giảm cảm giác khó thở. Nếumẹ bầu khó thở 3 tháng cuối, hãy hít thở sâu vào trong bụng, giữ hơi tại đây trong vài giây sau đó từ từ thở ra bằng đường miệng. Thực hiện bài tập này vài lần trong ngày có thể cải thiện tình trạng khó thở ở mẹ bầu.
2.3. Tránh căng thẳng
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn dễ khiến mẹ bầu khó thở. Mẹ bầu nên tìm các biện pháp thư giãn như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động nhẹ nhàng để giảm căng thẳng.
2.4. Kiểm soát tăng cân
Mẹ bầu cần theo dõi trọng lượng cơ thể và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức. Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội để kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.
Mẹ bầu thường xuyên khó thở 3 tháng cuối nên khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp chăm sóc thai kỳ an toàn
2.5. Can thiệp y tế
Tuymẹ bầu khó thở 3 tháng cuốilà hiện tượng khá phổ biến và hầu hết là không đáng lo ngại nhưng khi gặp các dấu hiệu sau đây, mẹ bầu vẫn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay:
- Bỗng nhiênbị khó thởmột cách đột ngột hoặc nghiêm trọng.
- Đau ngực hoặctức ngực.
-Tim đập nhanhhoặc không đều.
- Sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân đi kèm với tình trạng khó thở.
Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là điều mẹ bầu nên làm để theo dõi thai kỳ và phát hiện sớm các nguyên nhân bất thường khiến mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối. Điều này sẽ giúp mẹ bầu được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của mình và biết cách xử trí an toàn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ đặtlịch khám thaicùng bác sĩ Chuyên khoa Sản phụ khoa -Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy gọi đến tổng đài1900 56 56 56để được hướng dẫn cách thức xác nhận lịch hẹn nhanh chóng, chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!