Tin tức
Mắt lé có chữa được không? Có thể tập điều chỉnh thay vì phẫu thuật không?
- 23/04/2024 |Lutein bổ mắt - hướng dẫn cách dùng và đối tượng chống chỉ định
- 25/04/2024 |Hướng dẫn cách dùng thuốc Oflovid trong điều trị các bệnh về mắt
- 04/05/2024 |Cách dùng thuốc Tobradex trong điều trị các bệnh về mắt
- 21/05/2024 |Ngủ dậy bị đau một bên mắt trái: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 24/05/2024 |Bí quyết giảm thâm mắt từ các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp
1. Mắt lé là gì?
Bệnh lé mắt hay lác mắt là tình trạng hai mắt không thể nhìn thẳng hàng hoặc nhìn về chung một phía và sẽ đưa về hai hướng khác nhau do cơ vận nhãn của hai mắt không đồng nhất, gặp vấn đề. Tùy thuộc vào tình trạng của cơ mắt mà mắt có thể bị lé trong, ngoài, trên hoặc dưới. Sự dịch chuyển hướng nhìn của mắt có thể ở vị trí cố định hoặc tạm thời. Lé mắt là bệnh lý thường gặp hơn ở các bệnh nhi.
Tật lé mắt xảy ra cơ vận nhãn của hai mắt có vấn đề
2. Những nguyên nhân khiến mắt bị lé
Trước khi tìm hiểu về chủ đềmắt lé có chữa được không, chúng ta cùng xem những nguyên nhân nào khiến mắt bị lé. Theo các chuyên gia, mắt lé do nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia làm hai nhóm chính bao gồm:
2.1. Do bẩm sinh
Những em bé khi vừa sinh ra đã có biểu hiệu bị lác hoặc xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo trong 6 tháng đầu đời. Nguyên nhân của các trường hợp này đa phần là do bị liệt cơ vận nhãn bẩm sinh.
Theo ghi nhận, có khoảng 20% các trường hợp bị lác bẩm sinh đều do di truyền. Bên cạnh đó, những trường hợp như bé sinh non, em bé nhẹ cân cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên tình trạng lác mắt.
2.2. Do bệnh lý
Những trường hợp bị lác mắt do bệnh lý thường là:
Tật lé mắt ở người trưởng thành có thể do các bệnh lý gây nên
- Dotật khúc xạ:Nếu bệnh nhân bịcận thị, viễn thị hoặc loạn thị nhưng không được đeo kính điều trị sớm và đúng mức độ sẽ gây nên tình trạng lác mắt.
- Các bệnh lý có thể khiến thị lực của mắt bị suy giảmnhư: sẹo ở giác mạc, bịđục thủy tinh thể,... cùng các bệnh lý liên quan đến võng mạc khác.
- Bị tổn thương ở não:Sự bất thường ở các vị trí thuộc vùng sọ mặt có thể khiến cơ vận nhãn bị yếu hoặc liệt. Bên cạnh đó, nếu có bất cứ sự bám bất thường nào ở cơ mắt cũng có thể khiến bạn bị lé.
- Các bệnh lý toàn thânnhư Basedow, bệnhđái tháo đườnghoặc bị u,...
- Do môi trường:Một vài yếu tố từ bên ngoài môi trường sống có khả năng gây kích thích tầm nhìn với cự ly gần trong thời gian dài cũng có thể gây nên tình trạng này.
3. Mắt lé ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Đối với trẻ em đang phát triển thị giác, mắt bị lé có thể gây mất thị lực (nhược thị). Bệnh nhi có khả năng bị mất khả năng nhận thức chiều sâu và khó xác định vị trí chính giữa 2 vật. Ngoài ra, bệnh nhân bị lé mắt còn dễ bị bước hụt chân khi đi cầu thang.
Sự suy giảm thị lực về lâu dài còn làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Vì vậy, ngay từ bé, ba mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để có thể phát hiện vấn đề và lên phương án điều trị.
Mắt lé không chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ mà còn tác động đến thị lực
4. Mắt lé có chữa được không? Các biện pháp điều trị
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là khả năng điều trị hoàn toàn của bệnh lý này. Vậymắt lé có chữa được không? Các chuyên gia về mắt cho hay, bệnh lé mắt hoàn toàn có thể điều trị được. Thế nhưng, tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của từng người mà khả năng phục hồi cũng khác nhau.
Hiện nay, cách điều trị tật lé mắt được chia làm 3 biện pháp chính gồm: Điều trị bằng kính, chữa trị nhược thị bằngvật lý trị liệuvà tiến hành phẫu thuật. Cụ thể:
4.1. Sử dụng kính
Bất cứ tật khúc xạ nào ở trẻ em, nếu không được cho mang kính từ sớm có thể khiến các bé bị lé mắt và kéo theo sự suy giảm của thị lực. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của tật khúc xạ đi kèm theo tình trạng lé mắt ở trẻ, ba mẹ cần cho con em đi khám, mang kính đúng độ, đúng bệnh và theo dõi tình trạng sức khỏe mắt của con.
Đối với người trưởng thành, việc bị lác cũng có thể dùng kính điều chỉnh nhưng hiệu quả thường không cao.
Chỉnh kính cho tật lé mắt được áp dụng cho mức độ nhẹ
4.2. Bài tập trị liệu chỉnh nhược thị
Nhược thị do bị lé mắt hoàn toàn có thể phục hồi nếu bệnh được phát hiện từ sớm và có phương án điều trị thích hợp. Một vài giải pháp có khả năng điều trị chứng nhược thị gồm:
- Bịt mắt: Phương pháp này tương đối đơn giản nhưng hiệu quả điều trị lại cao, nhất là với trẻ em. Bạn có thể bịt một bên mắt bằng một miếng băng tối màu hoặc dán lên một bên mắt kính (với những người có đeo kính). Bạn có thể bịt một bên mắt bị lé, mắt lành hoặc bịt luân phiên đều được.
- Chỉnh thị: Thường được áp dụng với các bệnh nhi từ 5 tuổi trở lên chưa được điều trị bằng biện pháp bịt mắt hoặc có nhưng không hiệu quả. Người bị lé mắt có thể bịt một bên mắt rồi tập tô vẽ hoặc xâu chuỗi hạt khoảng 1 giờ/ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các loại máy móc chuyên dụng để điều trị.
4.3. Phẫu thuật
Những trường hợp không thể điều trị bằng các biện pháp khác thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp nhằm điều chỉnh các cơ đang bám ở trên mắt để giúp chúng thăng bằng trở lại.
Đối với việc phẫu thuật tình trạng lé mắt, các cơ vận động nhãn cầu có thể được tăng cường hoặc được di chuyển đến những vị trí khác. Việc làm này sẽ giúp cải thiện hướng nhìn của người bệnh.
Các ca phẫu thuật mổ lé mắt ở trẻ em thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú. Ca phẫu thuật có thể kéo dài khoảng 20 - 40 phút. Sau khi hoàn tất ca mổ, người bệnh có thể về nhà để được chăm sóc và tái khám theo chỉ định.
Phẫu thuật giúp khắc phục tật lé mắt khá hiệu quả
Trên đây là các thông tin về chủ đềmắt lé có chữa được không.Nhìn chung, tật lé mắt rất dễ phát hiện bởi các biểu hiện bên ngoài. Đối với em bé dưới 3 tuổi, nếu tật lé mắt được phát hiện từ sớm và có phương án điều trị tốt thì tỷ lệ thành công có thể đạt 92%. Đối với người trưởng thành, lé mắt có thể một triệu chứng hoặc biến chứng của một bệnh lý nào đó. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình đang có nguy cơ bị lé mắt thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương án điều trị tốt nhất. Chuyên khoa Mắt thuộcHệ thống Y tế MEDLATEClà địa chỉ bạn có thể lựa chọn thăm khám và điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ vớiMEDLATECthông qua tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!