Tin tức
Mắt đổ ghèn là bệnh gì? Có nguy hiểm không và chữa ra sao?
- 25/10/2021 |Cảnh giác với triệu chứng mờ mắt đột ngột
- 26/10/2021 |Xuất huyết dưới mắt là bệnh gì và các thắc mắc liên quan
- 27/10/2021 |Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi, cách phòng tránh thế nào?
1. Biểu hiện khi mắt đổ ghèn
Thông thường, để bảo vệ và giữ cho đôi mắt luôn ẩm thì mắt sẽ tự động tiết ra một màng dịch mỏng - đây là sự kết hợp giữa dầu và một loại chất nhờn. Đặc điểm bình thường của chất dịch là trong suốt, hoặc trắng ngà hoặc có màu vàng, ướt dính, cũng có khi khô cứng lại đóng thành vảy. Nhiều khi dịch ở trạng thái loãng cũng giống như chảy nước mắt.
Khi ta thức, mắt sẽ có cơ chế chớp thường xuyên nhằm đẩy bớt lượng dịch này đi. Khi ta ngủ thì mắt sẽ nhắm nên lớp dịch này sẽ kết tụ lại ở dọc đường lông mi và khóe mắt, đó chính là ghèn.
Ghèn là kết quả của việc tiết dịch sinh lý bình thường giúp bảo vệ mắt
Vì thế sau mỗi sáng thức dậy nếu bạn nhận thấy ở mắt có một ít ghèn thì không có gì đáng lo ngại vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp mắt có hiện tượng đổ nhiều ghèn, màu sắc lạ gây khó chịu và kèm theo những biểu hiện sau thì bạn cần hết sức lưu ý:
Mi dính vào nhau nên khó mở mắt;
Dịch mắt tiết ra nhiều hơn mức bình thường, đặc và dính;
Màu sắc dịch tiết: trắng, vàng hoặc xanh lá;
Nhìn mờ;
Mắt đau và sưng đỏ;
Nhạy cảm với ánh sáng.
2. Mắt đổ ghèn là bệnh gì? Nguyên nhân khiến mắt đổ nhiều ghèn
Khi nhận thấy ghèn mắt có dấu hiệu bất thường, rất nhiều người đều băn khoăn mắt đổ ghèn là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý có thể là nguyên do dẫn tới hiện tượng này:
Khô mắt:
Khi chất dịch làm ẩm mắt không được tiết đủ thì buổi sáng bạn sẽ thấy mắt có nhiều ghèn hơn bình thường. Đây là hệ quả do mắt tiết thêm dịch để bù đắp cho tình trạng khô mắt. Bên cạnh đó khi mắt bị khô thì bề mặt mắt dễ bị kích ứng, gây viêm thậm chí mắt còn bị cộm, châm chích, đỏ ngầu và nóng rát, nhìn mờ.
Viêm kết mạc:
Mắt đổ ghèn là bệnh gì? Đó có thể là do bạn đã bị viêm kết mạc hay đau mắt đỏ. Đây là hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm lớp màng bao phủ lòng trắng của mắt và bệnh nhân thường bị cộm, kích ứng, ngứa và đỏ mắt. Khi bị đau mắt đỏ, ghèn thường tích tụ nhiều, chuyển thành màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng, đồng thời ghèn còn nằm dọc bờ mi khi bạn ngủ.
Viêm kết mạc cũng là một trong các nguyên nhân khiến mắt đổ nhiều ghèn
Viêm kết mạc có 3 dạng chính:
Viêm kết mạc dị ứng: là khi mắt dị ứng với những tác nhân như bụi, lông tơ, phấn hoa, đồ trang điểm, thuốc nhỏ mắt, dung dịch kính áp tròng hoặc chất hóa học. Bệnh nhân dễ bị chảy nước mắt ở cả 2 bên và không lây cho người khác;
Viêm kết mạc dovi khuẩn: dịch tiết thường đặc giống dạng mủ, màu xanh lá cây, vàng hoặc xám. Bệnh nhân khó mở mắt mỗi khi ngủ dậy. Nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể gây suy giảm hoặc mất thị lực;
Viêm kết mạc do virus: dịch tiết ra từ mắt có đặc điểm lỏng và trong, có khi nhầy đặc, màu vàng hoặc trắng. Bệnh này dễ lây cho người xung quanh.
Viêm bờ mi:
Xảy ra khi mắt tiết dầu nhờn bất thường hoặc viêm nhiễm các nang lông mi. Bệnh khiến cho mỗi sáng thức dậy bệnh nhân bị đổ khá nhiều ghèn ở mắt làm hai mí mắt bị dính vào với nhau. Để giúp làm giảm và hạn chế tình trạng này, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh mí mắt đúng cách hoặc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Tắc tuyến lệ:
Trong mắt có một bộ phận là ống dẫn nước mắt (hay còn gọi là ống lệ) Khi chiếc ống này bị tắc sẽ làm ứ đọng nước mắt trong túi lệ gây ra tình trạng viêm, chảy nước, đau nhức, đổ ghèn, đỏ mắt và nhìn mờ.
Trẻ sơ sinh là đối tượng hay bị tắc tuyến lệ và thường các bé có thể tự khỏi sau 1 năm đầu đời. Ở người trưởng thành bị tắc tuyến lệ thường là do nhiễm trùng, chấn thương, thuốc men hoặc có khối u ở mắt.
Lẹo mắt:
Lẹo mắt là do bị nhiễm trùng nang lông, biểu hiện qua một cục u nhỏ có màu đỏ mọc dưới mí mắt hoặc ở gốc lông mi. Lẹo khiến mí mắt người bệnh bị đỏ, sưng và đau, ngoài ra mắt còn đổ nhiều ghèn, chảy mủ và rất khó chịu mỗi khi chớp mắt.
Lẹo mắt có thể tự khỏi. Người bệnh không nên nặn mủ lẹo mắt vì làm như vậy rất dễ dẫn tới nhiễm trùng và lây sang khu vực khác ở mắt.
Loét giác mạc:
Mắt đổ ghèn là bệnh gì - đó có thể là bệnh loét giác mạc. Giác mạc là một lớp màng che phủ lòng đen. Khi bộ phận này bị loét thì mắt thường có triệu chứng sưng mí, đau nhức, đỏ, tiết nhiều ghèn, nhìn mờ. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới mù lòa.
Dị vật trong mắt:
Khi có dị vật lọt vào trong mắt thì phải ứng tiết dịch đổ nhiều ghèn là cơ chế phòng vệ bản năng của mắt. Nếu trong mắt có máu hoặc tiết mủ sau khi bị chấn thương mắt thì người bệnh cần tới ngay tới các cơ sở y tế để được xử lý.
3. Giải pháp cho tình trạng mắt đổ ghèn
3.1. Phương án điều trị khi bị đổ nhiều ghèn ở mắt
Nếu mắt có nhiều ghèn tích tụ nhưng ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thử loại bỏ chúng ngay tại nhà bằng cách dùng khăn sạch đã ngâm qua nước ấm đặt lên vùng mí mắt và lông mi trong khoảng vài phút. Sau đó lau nhẹ khăn lên mắt, nhẹ nhàng làm sạch ghèn.
Nếu tình trạng đổ ghèn không đỡ mà còn nặng hơn thì hãy nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc khác nhau:
Do dị ứng: dùng thuốc nhỏ mắt, kết hợp cùng thuốc kháng histamin;
Do nhiễm nấm, vi khuẩn, virus: thuốc nhỏ mắt, kèm theo thuốc mỡ kháng nấm, kháng sinh, kháng virus;
Do lẹo mắt, tắc tuyến lệ: bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật.
3.2. Cách phòng ngừa hiện tượng mắt đổ ghèn
Mỗi người nên tự ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi mắt thông qua một số cách như sau:
Không chạm hoặc dụi mắt bằng tay để tránh nhiễm trùng;
Trước khi lau hay vệ sinh vùng mắt cần phải rửa tay cẩn thận;
Mỗi sáng ngủ dậy hay dùng bông gòn thấm nước hoặc khăn sạch để lau riêng mỗi mắt;
Trước khi đi ngủ cần tẩy trang kỹ vùng mắt, nếu có trang điểm thì nên dùng nước tẩy trang chuyên dụng;
Nếu có thói quen sử dụng kính áp tròng, chỉ nên đeo trong giới hạn thời gian cho phép trong ngày, trước khi đi ngủ phải nhớ tháo kính ra đồng thời tham khảo tư vấn từ bác sĩ khi dùng phụ kiện này;
Không xài chung khăn mặt, khăn tắm, máy rửa mặt và đồ trang điểm với người khác;
Vệ sinh khăn mặt, khăn tắm, chăn gối, ga trải giường, máy rửa mặt thường xuyên;
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mắt. Nên dùng thuốc nhỏ mắt không chứa thành phần chất bảo quản.
Bảo vệ cửa sổ tâm hồn là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lý về mắt
Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho thắc mắc mắt đổ ghèn là bệnh gì. Tốt hơn hết nếu gặp tình trạng này kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác ở mắt, bạn nên đi khám ngay. Để thuận tiện hơn, bạn có thể lắng nghe tư vấn dịch vụ và đặt lịch khám thông qua tổng đài1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!