Tin tức
Mách mẹ cách nhận diện triệu chứng điển hình của bệnh sởi
- 25/06/2020 |Thông tin từ A đến Z về bệnh sởi
- 11/10/2020 |Cần làm gì để phòng tránh và giảm thiểu nguy hiểm từ bệnh sởi
- 11/05/2021 |Cha mẹ nên biết cách chăm sóc khi trẻ bị sởi để tránh biến chứng
1. Do đâu mà trẻ bị sởi
1.1. Sởi là bệnh gì
Sởilà một dạng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus Paramyxovirus gây ra. Loại này thường trú ngụ ở chất nhầy có trong mũi và cổ họng, chỉ gây và lây bệnh trên người chứ không có trên động vật. Sởi có khả năng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh khi họ ho, sổ mũi, hắt hơi,...
1.2. Trẻ bị sởi là vì sao
Như đã nói ở trên, virus Paramyxovirus là tác nhân gây rabệnh sởi. Virus này có thể lây qua các con đường:
Virus gây bệnh sởi
- Tiếp xúc với các giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh bay trong không khí khi họ hắt hơi, nói chuyện, ho,…
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bị sởi.
- Tiếp xúc với đồ vật có chứa virus sởi.
Virus gây bệnh sởicó thời gian ủ khoảng 4 - 5 ngày trước khi phát bệnh rồi tiếp tục phát triển trong khoảng thời gian như vậy ở giai đoạn sau và đó mới là thời điểm bệnh sởi dễ lây lan nhất.
2. Nhận diện triệu chứng điển hình của bệnh sởi
2.1. Trước tiên cần tránh nhầm lẫn sởi với một số bệnh có nốt ban đỏ
Do chưa biết được chính xáctriệu chứng điển hình của bệnh sởinên nhiều bậc cha mẹ nhận diện sai và hệ lụy là chăm sóc trẻ bị sởi cũng sai cách. Vì thế, cha mẹ nên phân biệt một số bệnh có nốt ban gần giống sởi:
- Sởi: ban đỏ xuất hiện theo trình tự từ sau tai, cổ rồi đến mặt, ngực, bụng và toàn tân. Nốt ban do sởi gồ trên da, biến mất khi kéo căng da, khi ban lặn sẽ theo trình tự mọc lúc đầu và để lại vết thâm trên da một thời gian dài sau mới hết.
- Rubella: khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, mắt ướt, chảy nước mũi, ho, đi ngoài phân lỏng, nổi ban đỏ rải rác trên da, ban đỏ mọc không theo quy luật nào hết, một số trường hợp bị đau khớp,... Ban của Rubella sẽ hết khi cắt sốt, khỏi bệnh và cũng không theo quy luật, không để lại dấu vết gì trên da.
-Sốt phát ban: ban màu hồng mịn, khởi phát từ mặt và lan nhanh khắp toàn thân. Sau khi ban bay không để lại dấu tích, trẻ không có triệu chứng viêm long đường hô hấp hay viêm giác mạc.
- Rôm sảy: nốt ban đỏ, mịn và sáng, hiếm khi nổi lên mặt da, nổi ban đồng loạt chứ không theo trình tự và sau khi ban bay thường không để lại sẹo hay dấu tích.
2.2. Nằm lòng các triệu chứng điển hình của bệnh sởi ở trẻ
2.2.1. Triệu chứng bệnh sởi theo giai đoạn
Thường thì cáctriệu chứng điển hình của bệnh sởiở trẻ sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh khoảng 7 - 14 ngày và chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: thường khoảng 7 - 14 ngày tính từ thời điểm virus xâm nhập vào cơ thể, bệnh chưa có triệu chứng gì.
Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là ban đỏ mọc theo trình tự từ sau tai ra trước rồi mới đến toàn thân
- Giai đoạn khởi phát: 3 - 4 ngày với các triệu chứng:
+ Sốt cao, thậm chí có thể lên trên 40 độ C.
+ Có các triệu chứng viêm long như: sổ mũi, ho khan.
+ Viêm kết mạc với hiện tượng chảy nước mắt, có gỉ mắt, mắt đỏ.
+ Nổi hạt Koplik nhỏ màu trắng ngà có viền đỏ xung quanh, nhiều nhất trong khoang miệng. Hạt này thường xuất hiện và biến mất trong 12 - 24 giờ.
- Giai đoạn toàn phát: 2 - 5 ngày với triệu chứng:
+ Phát ban sau khi hạt Koplik lặn.
+ Ban đầu ban là các đốm nhỏ màu đỏ, dạng sần, gồ lên trên da.
+ Ban tồn tại riêng lẻ hoặc thành cụm, mọc theo trình tự ở sau tai, cổ, rồi lan ra trán, mặt, tay, chân và toàn thân.
- Giai đoạn phục hồi: ban nhạt dần rồi lặn đi theo trình tự mọc ban đầu, bong vảy và để lại vết thâm trên da. Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng, trừ một số trường hợp bị ho 1- 2 tuần sau khi khỏi bệnh.
2.2.2. Triệu chứng bệnh sởi theo thể
- Thể điển hình: các triệu chứng như đã nói đến ở trên.
- Thể không điển hình:
+ Sốt thoáng qua.
+ Ban ít.
+ Viêm long nhẹ hơn thể điển hình.
+ Toàn trạng trẻ tốt.
+ Có trường hợp sốt cao liên tục, 2 chân phù nề, đau mỏi toàn thân kèm theoviêm phổivà ban phát theo trình tự không điển hình.
3. Những biến chứng của bệnh sởi cần lưu ý
Thực tế cho thấy không ít trường hợp do cha mẹ không nhận diện đúngtriệu chứng điển hình của bệnh sởinên khi con bị bệnh lại nhầm sang bệnh khác và chăm sóc, điều trị sai cách. Đối với bệnh sởi, chăm sóc sai cách hoặc điều trị bệnh không kịp thời chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh sởi
Các biến chứng điển hình có thể kể tới như:
- Viêm ruột.
- Hoại tử niêm mạc miệng, viêm niêm mạc miệng.
- Sinh non hoặc sảy thai.
- Suy dinh dưỡng.
- Loét giác mạc dẫn đến mù lòa.
- Viêm phổi.
- Viêm phế quản cấp.
- Viêm tai giữa.
- Viêm não, viêm màng não.
- Tử vong.
Về cơ bản, sởi là bệnh tương đối lành tính, chỉ cần nhận diện đúng triệu chứng của bệnh và chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi mà không gây ra bất cứ nguy hại gì cho trẻ. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ cha mẹ nên: giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, vệ sinh cơ thể cũng như răng miệng sạch sẽ cho trẻ, tuyệt đối không kiêng tắm bởi dễ gây ngứa ngáy làm trẻ gãi xước da dẫn tới nhiễm trùng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp được cha mẹ phần nào trong quá trình nhận diện cáctriệu chứng điển hình của bệnh sởiđể chăm sóc và điều trị hiệu quả cho trẻ. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể gọi tới tổng đài1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ bằng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững chắc của mình để gửi tới bạn những thông tin bổ ích và xác đáng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!