Tin tức
Mách bạn các phương pháp chữa sẹo lồi hiệu quả nhất
- 13/03/2020 |Bệnh thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo?
- 09/07/2020 |Cách chữa bỏng bô xe máy đơn giản mà không để lại sẹo
- 03/12/2020 |Điều trị thâm mụn như thế nào hiệu quả, không để lại sẹo
1. Sẹo lồi là gì và được hình thành như thế nào?
Sẹo được hình thành từ các mô sợi có vai trò thay thế cho vùng da bị tổn thương. Thông thường, sau tổn thương cơ thể sẽ trải qua phản ứng viêm, giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là giai đoạn tái tạo tổ chức. Để đi hết cả 3 giai đoạn này cần khoảng từ 3 đến 6 tháng. Điều cần chú ý là, trong thời gian này, tất cả những tác động, những rối loạn nào của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và loại sẹo được hình thành.
Sẹo lồi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ
Các chuyên gia cho biết, tùy vào mức độ và vị trí tổn thương cũng như những tác động can thiệp sẽ để lại những loại sẹo khác nhau. Các loại sẹo phổ biến nhất bao gồm sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo nhiều nhân xơ, sẹo co kéo.
Sẹo lồi được hình thành do các tổ chức xơ sau tổn thương da phát triển quá mức, thường nổi cao hơn trên mặt da và có thể lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Người trong nhóm độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi cao hơn nhóm tuổi còn lại.
Đặc điểm của sẹo lồi
Sẹo lồi thường có vỏ bọc và bề mặt sẹo thường nhẵn, có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu. Khi bị sẹo lồi, bạn sẽ dễ nhạy cảm hơn, dễ bị căng tức hay ngứa ở vết sẹo, có thể đau hay cảm thấy hơi khó chịu khi chạm vào. Sẹo hình thành do tăng sinh collagen nên không thể tự nhỏ đi theo thời gian.
Lưu ý: Sẹo lồi không giống với sẹo phì đại. Sẹo phì đại hình thành ngay sau khi gặp chấn thương nhưng chỉ trong ranh giới của sẹo và có thể giảm đi sau khoảng 2 năm.
Những trường hợp có cơ địa sẹo lồi sẽ có nguy cơ bị cao hơn những người khác
Nguyên nhân gây sẹo lồi
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc hình thành sẹo lồi, nhưng dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất:
Do tình trạng nhiễm khuẩn hoặc có dị vật trongvết thươngnhư lông tóc, bụi bẩn, u hạt,…
Do cơ địa: Những trường hợp có cơ địa sẹo lồi sẽ có nguy cơ bị cao hơn những trường hợp khác. Để phòng ngừa tình trạng sẹo lồi đối với những người này sẽ khó khăn hơn. Tốt nhất nên chú ý nhiều hơn đến cách điều trị vết thương và chế độ ăn uống khi gặp phải chấn thương.
Xử lý vết thương không đúng cách: Khi bị chấn thương, cần phải điều trị đúng cách. Nếu xử lý nhanh chóng, đúng cách, xử lý sạch sẽ, loại bỏ được hết những dị vật trên bề mặt vết thương sẽ không chỉ tránh được nguy cơ nhiễm trùng mà còn giảm nguy cơ bị sẹo lồi. Lưu ý, không nên băng vết thương trùng quá hoặc căng quá. Trong trường hợp căng kéo vùng vết thương, khâu vá không đúng lớp giải phẫu thì nguy cơ bị sẹo lồi cũng sẽ rất cao.
Nặn mụn không đúng cách cũng có thể gây sẹo lồi
Do nặn mụn không đúng cách: Không chỉ do chấn thương mà đối với những người bị sẹo lồi thì ngay cả việc nặnmụn trứng cákhông đúng cách cũng có thể gây hình thành sẹo lồi. Khi nặn mụn, nếu vệ sinh không sạch cũng sẽ khiếnvi khuẩncó thể xâm nhập vào trong da và gây tổn thương, để lại sẹo cho da.
Do chế độ ăn uống: Trong thời gian cơ thể có vết thương và khi vết thương đang dần hồi phục, bạn cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống. Nếu ăn một số thực phẩm không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo.
2. Các phương pháp chữa sẹo lồi hiệu quả
Ngày nay, dù nền y học đã phát triển vượt bậc nhưng việc điều trị sẹo lồi vẫn là một vấn đề không hề đơn giản. Vì thế phòng ngừa sẹo lồi vẫn là phương án an toàn nhất.
Các phương pháp chữa sẹo lồi đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay gồm:
Phương pháp điều trị dự phòng: Đây được cho là phương pháp đầu tiên và cốt lõi trong điều trị sẹo lồi. Những bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi không nên phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt không nên phẫu thuật vùng ngực và nên giảm sức căng vết mổ, đưa vết mổ theo nếp da và hạn chế để nhiễm trùng.
Tiêm corticosteroid nội thương tổn: Phương pháp này được đánh giá là khá đơn giản, hiệu quả và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi áp dụng, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như teo da ở vùng tiêm, tình trạng giãn mạch,rối loạn kinh nguyệt, mất sắc tố không hồi phục,…
Điều trị sẹo lồi giúp vết sẹo này trở nên nhẵn, phẳng và sáng màu hơn
Phẫu thuật lạnh: Phương pháp chữa sẹo lồi này được thực hiện bằng cách làm lạnh những tổn thương với Nitơ lỏng, khiến cho các mạch máu tổn thương và teo biến, từ đó phá hủy tổ chức xơ, collagen và làm cho vết sẹo lồi bị xẹp xuống. Các chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả của phương pháp này.
Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi cần kết hợp với những biện pháp khác để có thể phát huy tối đa tác dụng. Chẳng hạn như tiêm corticosteroid trước hay sau khi tiến hành phẫu thuật,... Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này được cho là vẫn còn nhiều hạn chế.
Laser điều trị sẹo lồi: Hiện nay, phương pháp Laser màu xung được áp dụng để giảm kích thước sẹo. Phương pháp này có thể kết hợp với tiêm nội thương tổn corticosteroid để có kết quả tốt nhất nhưng chi phí điều trị sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp vật lý điều trị sẹo lồi có thể kể đến như như: Băng ép, thắt sẹo.... Một số phương pháp mới đã cho kết quả khả quan nhưng để áp dụng vào thực tế cần có thời gian nghiên cứu thêm như liệu pháp ánh sáng, chất tẩy màu mạnh, Chất ức chế tế bào mast hay Liệu pháp gene,…
Như vậy, bạn có thể hiểu rằng, các phương pháp chữa sẹo lồi hiện nay chỉ có tác dụng làm những vết sẹo này trở nên nhẵn, phẳng và sáng màu hơn, chứ chưa thể loại bỏ hoàn toàn được vết sẹo. Hơn nữa, nếu không điều trị đúng cách, việc phẫu thuật cắt bỏ hay sửa sẹo còn có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Vì thế việc phòng ngừa hình thành sẹo lồi vẫn là quan trọng nhất.
Nếu còn băn khoăn, bạn hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số1900565656để được chuyên gia giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!