Tin tức

Mắc chứng khó tiêu là do đâu và phải làm sao để hết?

Ngày 01/03/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khó tiêu là một trong những biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa, bên cạnh các triệu chứng khác như ợ chua, ậm ạch, đầy hơi,... Thường thì chứng khó tiêu có thể tự hết sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, người bệnh bị thiếu máu, sụt cân thì cần phải đi thăm khám sớm do đây có thể là cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm.

1. Tìm hiểu chung về chứng khó tiêu

Chứng khó tiêu thường xuất hiện ở phần phía trên đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày và tá tràng, kèm theo đó là những biểu hiện khác bao gồm:

  • Đầy hơi;

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Ợ nóng;

  • Ợ hơi;

  • Có cảm giác bỏng rát ở dạ dày;

  • Trong miệng hay có vị chua;

  • Đau bụng.

Khó tiêu khiến bệnh nhân hay bị khó chịu vùng bụng

Khó tiêu khiến bệnh nhân hay bị khó chịu vùng bụng

Nếu tình trạng trên không thuyên giảm sau một thời gian ngắn và phát triển thêm những triệu chứng nghiêm trọng khác thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay do chúng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó:

  • Khó nuốt;

  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân;

  • Nôn mửa liên tục và có lẫn máu khi nôn;

  • Tức ngực;

  • Khó thở;

  • Vàng mắt, vàng da;

  • Ợ nóng.

2. Nguyên nhân gây nên chứng khó tiêu là gì?

Khó tiêu đầy bụng thường là triệu chứng chứ không phải là một loại bệnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chướng bụng khó tiêu có thể bắt nguồn từ những bệnh lý hoặc tình trạng như sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng;

  • Trào ngược dạ dày thực quản: xảy ra khi axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit sẽ làm kích ứng và tổn thương niêm mạc họng của người bệnh;

  • Những người bị béo phì;

  • Căng thẳng hoặc lo âu;

  • Ung thư dạ dày.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu, cụ thể:

  • Thuốc steroid;

  • Thuốc kháng sinh;

  • Thuốc tuyến giáp;

  • Aspirin hoặc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID);

  • Estrogen và các thuốc tránh thai;

  • Thuốc chứa nitrat.

Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể dẫn tới chứng khó tiêu

Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể dẫn tới chứng khó tiêu

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, còn có một số yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng tới sức khỏe củahệ tiêu hóavà gây ra chứng khó tiêu, chẳng hạn như:

  • Người nghiện thuốc lá hoặc sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc;

  • Thói quen ăn quá nhiều, quá no và tốc độ ăn nhanh;

  • Thường xuyên trải qua cảm xúc tiêu cực, lo lắng, phiền muộn;

  • Uống nhiều bia rượu

3. Chẩn đoán và điều trị chứng khó tiêu

3.1. Các phương pháp y khoa giúp hỗ trợ chẩn đoán chứng khó tiêu

Đầu tiên bác sĩ sẽ khai thác thông tin bệnh sử trên phương diện thăm khám lâm sàng, về chế độ ăn uống và sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân, liệu người bệnh có đang sử dụng loại thuốc nào trong điều trị bệnh lý khác hay không,... Sau đó, bệnh nhân sẽ cần làm một số xét nghiệm và tiến hành các biện pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân gây chứng khó tiêu:

  • Chụp X-quang vàsiêu âmbụng: nhằm kiểm tra xem dạ dày hoặc đường ruột có xảy ra tình trạng tắc nghẽn nào hay không;

  • Xét nghiệm chức năng gan: gan vốn có chức năng sản xuất ra dịch mật. Đây là chất dịch có tác dụng giúp hệ tiêu hóa phân giải các chất béo. Khi gan gặp trục trặc thì sẽ làm gián đoạn hoặc giảm sản xuất dịch mật dẫn tới chứng khó tiêu;

  • Nội soi: sử dụng một ống nhỏ dài, phần đầu gắn camera luồn vào dạ dày của bệnh nhân. Nội soi sẽ giúp ghi lại hình ảnh phía bên trong của dạ dày một cách chân thực nhất giúp phát hiện ra những bất thường mà trên phim chụp không thu thập được;

  • Kiểm tra sự hiện diện củavi khuẩnHP: gồm xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên phân hoặc xét nghiệm máu.

3.2. Các cách giúp điều trị chứng khó tiêu đơn giản mà hiệu quả

Mục đích của việc điều trị là giúp làm giảm cảm giác khó chịu của chứng khó tiêu và những biểu hiện khác kèm theo. Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng khó tiêu dựa trên tình trạng riêng của mỗi người.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học hơn:

  • Mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no gây áp lực cho hệ tiêu hóa;

  • Ăn tối trước 8h để không bị đầy bụng vì sau khi ăn tối, chúng ta hay có thói quen nghỉ ngơi và ít vận động, sau đó đi ngủ giấc dài nên để không bị khó tiêu, tốt nhất bạn không nên ăn tối quá muộn;

  • Ăn chậm, nhai kỹ;

  • Hạn chế tiêu thụ những món ăn nhiều chất béo và cay nóng;

  • Cai thuốc lá;

  • Không uống quá nhiều các loại thức uống như rượu, nước ngọt và cà phê;

  • Duy trì một khối lượng cơ thể phù hợp, khỏe mạnh;

  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;

  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay thế loại thuốc gây kích ứng dạ dày như aspirin và NSAID.

Duy trì một cân nặng hợp lý sẽ giúp cải thiện chứng khó tiêu

Duy trì một cân nặng hợp lý sẽ giúp cải thiện chứng khó tiêu

Tóm lại, chứng khó tiêu thường là một trong các biểu hiện của bệnh lý hệ tiêu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng khó tiêu, có thể là do bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, hay xuất phát từ lối sống, nếp ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới biểu hiện này nhất là khi nó có dấu hiệu kéo dài không khỏi, kèm theo sụt cân, xuất huyết tiêu hóa thì cần đi khám ngay.

Mặc dù triệu chứng khó tiêu không bộc lộ rõ ràng nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người nên tự ý thức đi thăm khám thường xuyên, định kỳ để tầm soát và bảo vệ sức khỏe, can thiệp kịp thời ngay khi phát hiện ra những bất thường của cơ thể.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã có cái nhìn tổng quan về chứng khó tiêu mà mình đang gặp phải. Nếu biểu hiện này kéo dài và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, bạn hãy đi khám và tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nằm trong top đầu những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao, bên cạnh chứng chỉ ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vinh dự tiếp tục được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận chứng chỉ CAP công nhận năng lực Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hãy đặt lịch thăm khám với chúng tôi ngay hôm nay qua Tổng đài1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map