Tin tức
Loạn khuẩn đường ruột: Cách chẩn đoán và điều trị
- 06/12/2023 |Đường ruột bẩn - Nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
- 22/01/2024 |Chụp x quang bụng không chuẩn bị chẩn đoán tắc ruột
- 05/02/2024 |Hội chứng tắc ruột: nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân và triệu chứng loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột còn được gọi với tên gọi khác là hội chứng quai ruột mù. Sự tăng lên bất thường của cácvi khuẩntrong ruột non sẽ gây ra hội chứng này.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột là rất nhiều, bao gồm:
- Biến chứng của phẫu thuật ruột, chẳng hạn như cắt bỏ dạ dày do ung thư, viêm loét, béo phì,…
- Cấu trúc trong và xung quanh ruột non bất thường như mô sẹo dính ruột hoặc quấn quanh ruột, bệnh túi thừa ruột,…
- Các bệnh lý mãn tính như bệnh Crohn, viêm ruột do xạ trị, xơ cứng bì, bệnh Celiac, tiểu đường,… ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột.
Loạn khuẩn đường ruột do sự bất thường ở cấu trúc trong và xung quanh ruột non
Triệu chứng
Các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như:
- Buồn nôn và nôn.
- Đau bụng, đầy hơi, khó chịu.
- Cảm giác ăn không ngon và bị căng tức ngực, bụng sau khi ăn.
- Tiêu chảy.
- Giảm cân.
- Suy dinh dưỡng.
2. Loạn khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có bởi loạn khuẩn đường ruột có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau.
Hấp thu dinh dưỡng kém
Lượng vi khuẩn dư thừa trong ruột non sẽ phân hủy muối mật - thành phần có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo. Và khi chất béo không được tiêu hóa hoàn toàn trong cơ thể thì dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, các sản phẩm từ vi khuẩn trong ruột non còn gây hại cho lớp niêm mạc của ruột non. Tình trạng này khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ carbohydrate và protein. Và như vậy, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng nặng nề.
Loạn khuẩn đường ruột khiến người bệnh mệt mỏi do bị thiếu hụt dinh dưỡng
Cơ thể thiếu vitamin
Chính vì chất béo không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn nên dẫn đến hậu quả là cơ thể bị thiếu hụt vitamin, nhất là những vitamin hòa tan trong chất béo và dầu như A, D, E và K. Không dừng lại đó, vi khuẩn trong ruột non tăng trưởng quá mức sẽ sử dụng rất nhiều vitamin B12. Khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, ngứa ran và tê chân tay, thậm chí là rối loạn thần kinh.
Xương yếu, loãng xương
Một biến chứng khác của loạn khuẩn đường ruột là gây loãng xương, xương khớp yếu. Nguyên nhân là do vi khuẩn trong ruột non khiến cơ thể hấp thu canxi kém, lâu dài gây ra những hậu quả nặng nề cho xương khớp.
3. Chẩn đoán và điều trị loạn khuẩn đường ruột
Để phòng tránh và hạn chế tối đa các biến chứng thì khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi loạn khuẩn đường ruột, bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột bằng phương pháp nào sẽ được cân nhắc theo từng trường hợp.
- Đánh giá sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non thông qua nghiệm pháp hơi thở bằng hydro glucose hoặc hydro lactulose.
- Nội soi lấy mẫu và nuôi cấy định lượng dịch ruột, nếu số lượng vi khuẩn > 103 khuẩn lạc/mL thì bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột.
- Thực hiện chụp CT ruột non hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá cấu trúc đường ruột.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị loạn khuẩn đường ruột
Điều trị
Có 2 phương pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột được áp dụng đồng thời, đó là:
Sử dụngkháng sinh
Để tiêu diệt vi khuẩn (cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí) trong ruột non, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh trong 10 - 14 ngày. Việc điều trị bằng kháng sinh có thể thay đổi theo chu kỳ hoặc sự tái phát của các triệu chứng. Các loại kháng sinh được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Amoxicillin/ acid clavulanic 500 mg x 3 lần/ngày.
- Cephalexin 250mg x 4 lần/ngày.
- Trimethoprim/sulfamethoxazole 160 mg/800 mg uống 2 lần/ngày.
- Metronidazole 250 - 500 mg x 3 hoặc 4 lần/ngày.
- Rifaximin 550mg x 3 lần/ngày.
Hỗ trợ dinh dưỡng
Với những bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ thực hiện hỗ trợ dinh dưỡng bằng các biện pháp sau.
- Bổ sung vitamin, sắt và canxi đường uống. Nếu cần thiết thì tiêm bắpvitamin B12.
- Áp dụng chế độ ăn không có lactose vì đa số các bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột không có khả năng tiêu hóa đường sữa.
Người bệnh được chỉ định bổ sung vitamin đường uống để cải thiện thiếu hụt dinh dưỡng
Để gia tăng hiệu quả điều trị thì bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ cũng như tái khám đúng lịch trình, đặc biệt là tái khám ngay nếu cơ thể xuất hiện những bất thường trong quá trình điều trị. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa và thuyên giảm triệu chứng của bệnh.
- Xây dựng và duy trì thói quen sống lành mạnh, luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Với những thực phẩm gây đau bụng, buồn nôn vàtiêu chảysau khi ăn thì nên hạn chế tiêu thụ.
- Uống đủ nước và tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây.
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng sữa chua, men vi sinh,men tiêu hóa,…
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Sống lành mạnh và tích cực để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loạn khuẩn đường ruột
Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về loạn khuẩn đường ruột. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn chuyên sâu, hoặc có nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, bạn có thể đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hoặc bạn có thể gọi đến hotline1900 56 56 56để được Tổng đài viên củaMEDLATECtư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!