Tin tức
Làm xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không và đơn vị xét nghiệm nào uy tín?
- 10/11/2024 | Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ làm và kiểm soát bệnh hiệu quả
- 11/11/2024 | Que test tiểu đường: Dùng như thế nào? Cần chú ý những gì?
- 11/11/2024 | Gạo nương tím có tốt cho người tiểu đường không và lưu ý từ chuyên gia dinh dưỡng
- 13/11/2024 | Kim tiêm tiểu đường B.Braun và lưu ý cho người sử dụng
- 13/11/2024 | Người bệnh tiểu đường Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ biến chứng cao
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm HbA1c
Hemoglobin là một thành phần trong tế bào hồng cầu, đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy. Thành phần này luôn gắn kết cùng đường (glucose). Đường glucose nằm trong máu sẽ đi vào tế bào hồng cầu và kết hợp với hemoglobin để hình thành nên hemoglobin glycate hóa - giúp xác định chỉ số HbA1c. Khi đường trong máu cao, glucose sẽ đi vào hồng cầu nhiều hơn, tạo ra nhiều hemoglobin glycate hóa hơn và làm chỉ số HbA1c tăng lên. Người bị đái tháo đường thường có Hemoglobin gắn kết cùng glucose cao.
Xét nghiệm HbA1c giúp kiểm tra lượng đường máu
Xét nghiệm HbA1c là kỹ thuật phân tích đánh giá lượng đường glucose kết hợp cùng Hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định lượng đường máu trung bình trong 2 đến 3 tháng gần nhất.
Thực tế, kết quả xét nghiệm HbA1c dễ bị nhiều yếu tố tác động như bệnh lý, tình trạng thiếu máu,... Trong đó, HbA1c tăng cao bất thường có khả năng là do thể trạng sức khỏe không tốt, người bệnh đang dùng thuốc Steroid hoặc thay đổi loại thuốc điều trị tiểu đường, cơ thể bị căng thẳng, lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng (ăn quá nhiều tinh bột,...).
Ngoài ra trong nhiều trường hợp, HbA1c sẽ giảm do tình trạng thiếu máu mạn tính, bệnh lý về máu khiến tuổi thọ của hồng cầu bị rút ngắn, tác dụng của một vài loại vitamin bổ sung với hàm lượng lớn (vitamin C, vitamin E), bệnh nhân vừa được truyền máu.
2. Xét nghiệm HbA1c được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm HbA1c chủ yếu được chỉ định cho người bị tiểu đường, người có nguy cơ cao mắc tiểu đường như:
- Người thừa cân.
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.
- Người bị rối loạn lipid máu.
- Người trên 40 tuổi.
- Trong gia đình có người bị tiểu đường.
Người bị thừa cân, béo phì nên làm xét nghiệm kiểm tra HbA1c
Với bệnh nhân bị mắc tiểu đường, tần suất làm xét nghiệm được bác sĩ chỉ định dựa tình trạng và biến chứng của bệnh. Thông qua kết quả của từng lần kiểm tra HbA1c, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và làm xét nghiệm lại theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như:
- Nếu HbA1c ở ngưỡng tiền tiểu đường: Bạn cần làm xét nghiệm kiểm tra HbA1c 1 lần/năm.
- Nếu xét nghiệm cho thấy bạn đã bị tiểu đường type 1: Bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra HbA1c 3 đến 4 lần/năm.
- Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị tiểu đường type 2: Bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra HbA1c 2 đến 4 lần/năm.
Trường hợp phải thay thuốc hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị, bạn cần làm xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn.
3. Kết quả xét nghiệm HbA1c cho biết điều gì?
Kết quả xét nghiệm kiểm tra HbA1c sẽ phản ánh nhiều điều về sức khỏe. Trong đó:
- Nếu HbA1c nhỏ hơn 5.7%: Đây là kết quả bình thường.
- Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5.7% đến 6.4%: Dấu hiệu của tiền tiểu đường.
- Nếu HbA1c từ 6.5% trở lên: Bệnh nhân đã bị tiểu đường.
Lưu ý: xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
HbA1c nhỏ hơn 5.7% là kết quả bình thường
Chỉ số HbA1c cao cho thấy lượng đường trong máu lớn. Khi nhận được kết quả kiểm tra cho thấy HbA1c tăng, bạn cần điều chỉnh lối sống, thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn.
Khi HbA1c tăng cao, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, võng mạc tiểu đường, bệnh lý về tim mạch,... Trường hợp sau một thời gian điều trị, HbA1c không được cải thiện, bệnh nhân có thể phải điều chỉnh phác đồ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
4. Làm xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không?
Một trong những câu hỏi thường được đưa ra là xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn. Về cơ bản, xét nghiệm HbA1c không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống nhưng trong thực tế, xét nghiệm HbA1c thường được chỉ định đồng thời với một số xét nghiệm nhằm đánh giá rối loạn chuyển hóa. Xét nghiệm này hầu như không thực hiện đơn độc. Do vậy để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng, bạn nên nhịn ăn để làm xét nghiệm cho đảm bảo.
Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm HbA1c độc lập, bạn không cần phải nhịn ăn trước lúc lấy mẫu
5. Một vài lưu ý khác trước khi làm xét nghiệm HbA1c
Như vậy, bạn đã được giải đáp thắc mắc xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề khác trước khi làm xét nghiệm HbA1c để đảm bảo kết quả chuẩn xác. Cụ thể:
- Kết quả xét nghiệm HbA1c đôi khi có thể bị sai lệch ở người mắc bệnh lý như thiếu máu tan huyết, có tiền sử thiếu máu, thiếu sắt,...
- Nếu đang dùng thuốc điều trị hoặc đang mắc một số bệnh lý về máu, u tủy thượng thận hoặc hội chứng Cushing,... thì cần thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
Bạn cần thông báo những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết trước khi làm xét nghiệm HbA1c
Nếu muốn nhận kết quả nhanh và chuẩn xác, bạn nên ưu tiên làm xét nghiệm HbA1c tại những đơn vị y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đơn vị quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP đủ điều kiện triển khai các loại hình phân tích chuyên sâu phức tạp.
MEDLATEC hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết chính xác trước khi làm xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không. Thực tế, nếu không thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm định lượng glucose máu, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!