Tin tức

Làm thế nào để phân biệt hen suyễn và COPD?

Ngày 04/04/2021
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
COPD và hen suyễn là hai trong số những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường dễ bị nhầm lẫn. Do đó, đã không ít bệnh nhân hiểu nhầm rằng bệnh hen suyễn, COPD là một bệnh. Mặc dù, những triệu chứng của hai bệnh này có phần giống nhau nhưng hướng điều trị, chuyển biến của bệnh hoàn toàn khác nhau. Vậy để phân biệt hen suyễn và COPD cần dựa trên những tiêu chí nào?

1. Tổng quan về bệnh hen suyễn và COPD

Hen suyễnhay còn được mô tả là tình trạng phế quản bị viêm dưới dạng mãn tính. Thông thường, khi đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn sẽ dẫn đến sưng phù, viêm nhiễm và kèm theo dịch nhầy. Dưới sự tác động của chất kích thích, tình trạng hen suyễn sẽ ngày một nặng nề hơn kèm theo biểu hiện co thắt. Chính vì thế, không khí khi hô hấp vào phổi sẽ bị cản trở và dẫn đến sự thiếu hụt oxy, khiến bệnh nhân thường xuyênkhó thở. Người bị bệnh hen suyễn thường có một số biểu hiện như đautức ngực, ho, thở khò khè,...

phân biệt hen suyễn và COPD

Tổng quan về cách phân biệt hen suyễn và COPD

Bệnh COPD hay còn được gọi là tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu do luồng khí khi hô hấp vào cơ thể bị cản lại và gây tắc nghẽn tại phổi. Các triệu chứng của bệnh COPD cũng khá giống so với hen suyễn. Do đó, đã có rất nhiều người bị nhầm lẫn hai bệnh lý này. Thực tế, những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh COPD gồm có thở khò khè, ho (có đờm), khó thở,... Trong đó, chất khí, khói thuốc,... là những tác nhân chính gây ra bệnh.

2. Phân biệt bệnh hen suyễn và COPD qua triệu chứng

Theo bác sĩ, nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của bệnh COPD và hen suyễn thì người bệnh khó có thể phân biệt được hai bệnh lý này vì phần lớn biểu hiện đều có sự tương đồng. Các triệu chứng giống nhau thường gồm có: sự khó thở, nhịp tim tăng cao, căng tức ngực, ho, thở khò khè kèm theo sự suy giảm chức năng của cơ quan hô hấp. Do đó, khi bệnh nhân gắng sức làm việc nặng hoặc sống trong môi trường ngột ngạt, đông người, thường cảm thấy khó thở.

Thông thường, đểphân biệt hen suyễn và COPD, bác sĩ cần dựa vào những biểu hiện đặc trưng khác của từng bệnh lý. Điển hình như:

  • Người mắc bệnh COPD thường chuyển biến nặng nề, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh COPD cũng có thể xảy ra đối với những người đã mắc bệnh hen, tuy nhiên những trường hợp này thường không nhiều.

  • Đối với những người bị bệnh COPD, nhịp thở thường tăng nhanh và khó có thể điều hòa nhịp thở trở lại. Ngược lại, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn chỉ tăng nhịp thở khi lên cơn.

Khi ho người bị COPD tiết ra dịch nhầy nhiều hơn

Khi ho người bị COPD tiết ra dịch nhầy nhiều hơn

  • Ở cả hai đối tượng bệnh nhân bị hen suyễn và COPD đều có triệu chứng ho kèm theo dịch nhầy (đờm) nhưng ở người bị COPD thường có nhiều đờm hơn.

  • Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường kèm theo triệu chứng ho mãn tính. Bên cạnh đó, môi và móng tay của người bệnh cũng bị đổi màu, thường là màu tím nhạt hoặc xanh xao như sắc da.

3. Phân biệt bệnh hen suyễn và COPD qua đối tượng

Ngoài việc phân biệt bệnh hen suyễn và COPD dựa trên triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ còn hướng đến nhóm đối tượng bệnh nhân. Mặc dù, tình trạng hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở từng nhóm tuổi có sự khác nhau. Cụ thể như:

3.1. Đối với bệnh hen suyễn

Bệnhhen suyễncó thể xảy ra trong mọi độ tuổi, giới tính nhưng phần lớn các trường hợp thường có dấu hiệu, khởi phát trong độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, tức trước 20 tuổi. Ngoài ra, những đối tượng bị thừa cân, có thói quen hút thuốc lá, có người thân từng bị dị ứng hoặc mắc bệnh hen thì nguy cơ bị hen suyễn thường cao hơn. Mặc dù, đây không phải là nhóm bệnh lây nhiễm nhưng yếu tố di truyền cũng tăng khả năng bị bệnh.

Bệnh hen suyễn có liên quan đến yếu tố di truyền

Bệnh hen suyễn có liên quan đến yếu tố di truyền

3.2. Đối với bệnh COPD

Những người trên 40 tuổi (nhất là độ tuổi từ 50 đến 74) rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, rủi ro mắc bệnh cũng cao hơn ở những người sử dụng thuốc lá, đã bị hen suyễn nặng hoặc trong nhà có người mắc trước đó. Môi trường làm việc có nhiều chất độc hại cũng là 1 yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh.

4. Sự khác biệt trong điều trị hen suyễn và COPD

Nhiều người cho rằng, bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính có nhiều điểm tương đồng nên phương thức điều trị cũng có thể đồng nhất. Tuy nhiên, đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mọi người cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai bệnh lý này. Cụ thể như:

4.1. Trong điều trị bệnh COPD

Mức độ tiến triển của người mắc bệnh COPD thường nhanh và nghiêm trọng hơn so với bệnh hen. Chính vì thế, mọi người nên chủ động tầm soát bệnh, theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh sớm. Một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ tư vấn gồm có:

  • Tuyệt đối bỏ thói quen hút thuốc lào, thuốc lá.

Tuyệt đối không hút hoặc ngửi mùi thuốc lá

Tuyệt đối không hút hoặc ngửi mùi thuốc lá

  • Sống và làm việc trong môi trường trong lành, không có khói thuốc, không có khí độc, không có mùi hóa chất,...

  • Sử dụng một số loại thuốc có chức nănggiãn phế quảnnhằm giúp người mắc bệnh COPD dễ thở hơn và điều hòa nhịp thở. Thông thường, thuốc giãn phế quản dạng khí dung và dạng hít được lựa chọn nhiều hơn vì có thể tận dụng tối đa mức độ hiệu quả do thuốc mang lại. Tuy nhiên, cần phải điều trị bệnh dưới sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.

  • Phục hồi chức năng hô hấp kèm theo vệ sinh cổ họng, mũi để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Việc giữ ấm cổ và ngực cũng giúp điều trị bệnh tốt hơn, nhất là trong mùa lạnh.

4.2. Điều trị bệnh hen suyễn

Theo bác sĩ, việc điều trị bệnh hen dứt điểm hoàn toàn có tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên nếu bệnh nhân phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì khả năng kiểm soát bệnh rất cao. Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị bệnh là rất cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Vậy người mắc bệnhhen suyễnnên làm gì để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình? Sau đây là một số yếu tố góp phần đẩy lùi bệnh được bác sĩ khuyến khích vận dụng, cụ thể gồm:

  • Xác định yếu tố dẫn đến tình trạng hen suyễn, từ đó chủ động ngăn chặn, không để bản thân bị tác động bởi nguyên nhân đó.

Dùng thuốc Corticosteroid trong điều trị hen suyễn

Dùng thuốc Corticosteroid trong điều trị hen suyễn

  • Kết hợp điều trị với thuốc nhằm giảm bớt triệu chứng và cân bằng nhịp thở. Loại thuốc thông dụng nhất trong điều trị hen suyễn là Corticosteroid (một sản phẩm dạng hít). Khi cơ thể có triệu chứng bất thường liên quan đến đường hô hấp, bệnh nhân nên sử dụng loại thuốc này ngay lập tức để giảm bớt tính chất nghiêm trọng của cơn hen và giảm thiểu tỷ lệ gây tử vong.

  • Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải điều trị bằng thuốc hằng ngày để kiểm soát cơn hen cũng như giảm thiểu bớt những biến chứng tiềm ẩn của bệnh.

Với những kiến thức hữu ích trên đây, hy vọng bạn đọc có thể xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm trong việcphân biệt hen suyễn và COPD. Ngoài ra, mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng của cơ thể, can thiệp sớm nếu có dấu hiệu bất thường.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map