Tin tức
Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ hậu Covid?
- 08/05/2022 |Những thông tin không nên bỏ qua về di chứng hậu Covid ở trẻ em
- 09/05/2022 |Chuyên gia giải đáp: Khi nào nên kiểm tra gan hậu Covid?
- 09/05/2022 |Gợi ý địa chỉ khám hậu Covid tại Thanh Hóa uy tín, chất lượng
Sau khi khỏi Covid nhiều người phải đối mặt với tình trạngmất ngủ
1. Tình trạng mất ngủ hậu Covid
Ngủ là hoạt động sinh lý bình thường có tác dụng cân bằng các hoạt động của cơ thể. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ giúp hồi phục chức năng não bộ mà còn giúp phát triển thể chất ở trẻ em.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng rất phổ biến, có thể nói ai cũng đều đã trải qua rồi. Đặc biệt, sau khi khỏi Covid-19, tình trạng này phổ biến hơn cả. Thậm chí, có nhiều trường hợp mất ngủ còn đi kèm với các triệu chứng như: chán nản,mệt mỏi, dễ cáu gắt,tim đập nhanh, căng thẳng, có nhiều suy nghĩ tiêu cực, đã từng nghĩ đến việc tự tử.
Tuy rằng phổ biến nhưng tình trạng này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ: suy giảm miễn dịch, suy giảm nhận thức, khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, nguy cơ mắc các bệnhđái tháo đường, tim mạch,... cao hơn.
Mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người
Mất ngủ được chia làm 2 dạng chính: mất ngủ chủ động và mất ngủ thụ động. Mất ngủ chủ động là lựa chọn của chính bản thân con người muốn dành thời gian nghỉ ngơi đó để làm những việc khác. Còn mất ngủ thụ động là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi cũng không ngủ được. Cả hai tình trạng đều gây nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khoẻ, nhưng mất ngủ thụ động có phần nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ chủ yếu nhất là ngủ quá nhu cầu cần thiết trong 1 ngày. Mỗi độ tuổi, tình trạng sức khoẻ đều có một nhu cầu ngủ khác nhau. Ngoài ra, công việc quá nhiều, gặp áp lực trong cuộc sống, thói quen đi ngủ thất thường, sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn, thay đổi múi giờ,... cũng là lý do gây mất ngủ.
Ngoài ra, yếu tố về thể chất cũng đóng vai trò quan trọng đến chất lượng giấc ngủ. Cơ thể đang mệt mỏi, khó chịu hay đang mắc bệnh cũng khiến con người khó ngủ hơn. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, lạm dúng các chất kích thích, ít vận động thể chất đề có thể khiến ta mất ngủ. Không chỉ thể, các dấu mốc, những thay đổi trong cuộc sống cũng gây mất ngủ như kết hôn, gia đình có thêm thành viên hay được thăng quan tiến chức, đổi nơi ở mới,...
Đối với tình trạng mất ngủ sau Covid-19 có thể do tâm lý sợ hãi khi biết mình mắc bệnh, sự ra đi của người thân do căn bệnh này, lo lắng sự xa lánh của mọi người xung quanh, điều kiện cách ly không đảm bảo,... Bên cạnh đó, thói quen ngủ thay đổi trong thời gian diễn ra giãn cách xã hội cũng có thể là lý do khiến đồng hồ sinh học thay đổi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng khi bị Covid khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ
2. Cách cải thiện mất ngủ hậu Covid
Có thể thấy rằng, mất ngủ là tình trạng phổ biến của nhiều người sau khi khỏi Covid-19. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp khắc phục sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hãy thực hiện những cách sau đây để cải thiện giấc ngủ hậu Covid hiệu quả bạn nhé:
Có thói quen ngủ cố định: bạn nên có thói quen ngủ cố định mỗi ngày, đảm bảo ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
Thư giãn trước khi ngủ: tập các bài tập giãn cơ, ngồi thiền, đọc sách hay nghe những bản nhạc nhẹ nhàng giúp bạn có một tâm hồn thoải mái dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Không sử dụng các thiết bị điện tử: ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có khả năng làm cho não bộ tỉnh táo. Vì thế, để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tuyệt đối không sử dụng điện thoại, máy tính,... trước khi đi ngủ.
Tập thể dục thường xuyên: bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày tuy nhiên cần hạn chế các bài tập mạng trước khi đi ngủ khoảng 2 - 3 giờ.
Môi trường ngủ phù hợp: hãy đảm bảo ngủ trong một không gian ngủ hợp như phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp, chăn ga sạch sẽ,...
Ngủ trưa đúng cách: ngủ trưa giúp tinh thần bạn tỉnh táo hơn trong một ngày dài tuy nhiên chỉ nên ngủ trưa tối đa 30 phút mỗi ngày.
Không lạm dụng các chất kích thích: các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng những chất này.
Những phương pháp trên có thể giúp cải thiện giấc ngủ hậu Covid
Tuy nhiên, nếu thử những cách trên mà chất lượng giấc ngủ của bạn chưa được cải thiện, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn trực tiếp. Một địa chỉ khám chữa bệnh không còn xa lạ gì với nhiều người dân mà bạn nên đến là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dằn dặn kinh nghiệm trong khám chữa bệnh.
Không chỉ thể, MEDLATEC còn có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, được công nhận phòng khám chất lượng:
Chứng nhận ISO 15189:2012 về chất lượng phòng xét nghiệm y học do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép .
Cơ sở y tế đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn CAP về đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Hy vọng những phương pháp cải thiện giấc ngủ hậu Covid mà MEDLATEC vừa chia sẻ có thể giúp ích cho quý độc giả. Ngoài ra, nếu vẫn còn điều thắc mắc liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám hậu Covid tại MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ đường dây nóng1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!