Tin tức

Làm sao để không bị lây thủy đậu?

Ngày 09/05/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch và gây nguy hiểm đối với người mắc phải. Virus thủy đậu lây từ người sang người qua đường hô hấp như ho khan, hắt xì và lây gián tiếp khi tiếp xúc với nước miếng, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước. Bệnh thủy đậu để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.Vậy làm sao để không bị lây thuỷ đậu? MEDLATEC xin chia sẻ kinh nghiệm ngay dưới đây.

1. Hiểu về bệnh thủy đậu

Thủy đậucòn được gọi với tên khác là trái rạ, hoặc phỏng rạ. Đây là một căn bệnh lây lan truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus VZV (tên đầy đủ là Varicella Zoster Virus). Loại virus này thuộc dòng họ Herpesviridae.

Bất cứ đối tượng trong độ tuổi nào cũng có thể bị thủy đậu. Trẻ em nhạy cảm hơn và tỷ lệ phần trăm mắc thủy đậu ở trẻ em thường cao hơn người lớn. Các biến chứng củabệnh thủy đậunhư: nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp và nhiễm trùng máu là biến chứng thường gặp nhất, ngoài ra còn các biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận cấp, bệnh zona,... Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, các biến chứng của bệnh thủy đậu còn có thể dẫn tới tử vong.

Thuỷ đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng

Thuỷ đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng

Yếu tố tác động trực tiếp tới sự lây lan nhanh và rộng của bệnh thủy đậu là thời tiết giao mùa. Dựa trên các thống kê số liệu từ Bộ Y tế, những tháng đầu xuân hè thường ghi nhận nhiều ca mắc thủy đậu với tốc độ gia tăng rất nhanh. Số ca mắc cứ thế tăng cao, cao nhất rơi vào trẻ có độ tuổi từ 2 đến 7.

2. Thủy đậu lây qua những đường nào?

Trước khi muốn biết làm sao để không bị lây thuỷ đậu, bạn cần phải biết cơ chế lây lan của căn bệnh này. Nó là bệnh lây truyền với tốc độ nhanh, nên rất dễ chuyển từ người sang người theo các con đường sau.

2.1. Đường hô hấp

Virus gây bệnh thủy đậu thường trú trong nước bọt của người mắc phải. Lượng virus này có thể sẽ bị bắn ra khỏi không khí nếu người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Những người tiếp xúc phải luôn không khí có chứa virus này sẽ bị lây thủy đậu nhanh chóng.

2.2. Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Một trong những con đường lây nhiễm thuỷ đậu nhanh nhất là tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước.

2.3. Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Điểm mạnh của virus thủy đậu là nó có thể tồn tại một thời gian dài ở môi trường bên ngoài. Vì vậy chỉ cần tiếp xúc với đồ vật vừa bị nhiễm chất dịch từ nốt phỏng ở người bị bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.

Thuỷ đậu có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp

Thuỷ đậu có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp

3. Làm sao để không bị lây thủy đậu? Cách phòng ngừa hiệu quả

Như đã đề cập, bệnh thủy đậu để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe, thậm chí mức độ nguy hiểm cao nhất là tử vong. Trong khi đó, đây là bệnh dễ lây lan và không ngoại trừ đối tượng nào. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, trang bị đầy đủ kiến thức, làm sao để không bị lây thủy đậu trong mùa dịch.

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị lây thủy đậu

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị lây thủy đậu

Một số biện pháp được đưa ra bởi Bộ y tế và Cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện để phòng tránh lây lan:

3.1 Những phương pháp thực hiện tại nhà

  • Không tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng của người bị bệnh thủy đậu.

  • Kể từ ngày đầu tiên phát hiện bệnh, cần cách ly với những người xung quanh bằng cách nghỉ làm nghỉ học trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.

  • Khuyến cáo rửa tay thường xuyên với xà phòng. Nên trang bị các đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng rẽ và không dùng chung với người xung quanh.

  • Để hạn chế sự xâm nhập của virus, những người chưa mắc phải cần thường xuyên súc miệng rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Những người đã mắc bệnh cũng làm điều tương tự để hạn chế sự lây lan.

  • Hằng ngày cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể người bệnh bằng nước sạch, ấm. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng chứa chất tẩy rửa quá mạnh. Bởi chất tẩy rửa mạnh có thể dẫn tới nốt mụn bị vỡ và lây lan nhanh hơn.

  • Vệ sinh và sát khuẩn đồ đạc trong các khu vực xung quanh nơi ở, trường học, những nơi thường xuyên tụ tập đông người.

  • Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học với nhiều rau xanh, hoa quả sẽ giúp những vết thương mau lành. Bổ sung đầy đủ nước, đồng thời đặt ra một chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3.2 Phương pháp tiêm phòng

Tạo miễn dịch với virus thủy đậu cho cơ thể bằng cáchtiêm vắc xinphòng bệnh. Đặc biệt với các đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Các bậc phụ huynh nên đưa con tới các trung tâm tiêm chủng để đảm bảo tiêm theo đúng liều lượng được quy định và an toàn cho bé.

- Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

+ Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.

- Từ 13 tuổi trở lên có lịch tiêm 2 mũi

+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

+ Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.

Tiêm phòng giúp phòng ngừa thuỷ đậu

Tiêm phòng giúp phòng ngừa thuỷ đậu

Ngoài ra, nếu đang có kế hoạch sinh con, phụ nữ cũng cần đi tới các cơ sở tiêm phòng để tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước 3 tháng mang bầu.

Mong rằng sau khi biết phải làm sao để không bị lây thủy đậu, bạn đã nắm được cách phòng ngừa hiệu quả. Bất cứ khi nào nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn cần lập tức đi tới các cơ sở y khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, bạn có thể lựa chọnBệnh viện Đa khoa MEDLATECđể thăm khám hoặc tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Hotline1900 56 56 56luôn sẵn sàng tư vấn sức khỏe và hỗ trợ đặt lịch khám cho khách hàng 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map