Tin tức
Lá lách to có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh lý gì?
1. Nguyên nhân gây lá lách to
Nếu đối chiếu lên thành bụng thì lá lách là một bộ phận nhỏ nằm ở vị trí dưới xương sườn bên trái, bên dưới cơ hoành, ngay cạnh dạ dày, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể:
- Lọc máu: Loại bỏ tế bào máu cũ hoặc hỏng;
- Miễn dịch: Sản xuất tế bào miễn dịch (bạch cầu) để tiêu diệt cũng như chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn;
- Dự trữ tế bào máu: Lưu trữ tiểu cầu và hồng cầu, giải phóng khi cần thiết.
Lá lách là bộ phận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể
Lá lách to (hay còn gọi là splenomegaly) là tình trạng khi lá lách trở nên lớn hơn bình thường. Tình trạng xảy ra này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, như:
Nhiễm trùng
- Nhiễm virus: như viêm gan, sốt xuất huyết hay bệnh Epstein-Barr (có thể gây bệnh mononucleosis);
- Nhiễm vi khuẩn: như bệnh giang mai, viêm nội tâm mạc (lớp mô bên trong tim bị nhiễm trùng);
- Nhiễm ký sinh trùng: ví dụ như sốt rét, hoặc bệnh amip.
Các bệnh về máu
- Thiếu máu tán huyết: Là tình trạng tế bào máu đỏ bị phá vỡ quá nhanh, khiến lá lách phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các tế bào máu hỏng;
- Bệnh lý huyết học: như bạch cầu cấp, bạch cầu mãn hoặc bệnh đa hồng cầu.
Bệnh lý gan
Xơ gan hoặc các bệnh lý khác liên quan đến gan có thể gây ứ trệ máu ở lá lách và làm lá lách phình to.
Bệnh lý về tim
Suy tim sung huyết kéo dài có thể làm máu ứ đọng trong các tĩnh mạch, gây to lá lách.
Rối loạn chuyển hóa
Một số bệnh lý di truyền như bệnh Gaucher, Niemann-Pick có thể dẫn đến việc lá lách to.
Bệnh ung thư
Các loại ung thư như ung thư gan có thể khiến lá lách to.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus, thuốc hóa trị, hoặc thuốc điều trị bệnh tự miễn có thể gây phì đại lá lách.
2. Lá lách to có nguy hiểm không?
Lá lách to có nguy hiểm không? Là câu thắc mắc được rất nhiều người đặt ra và quan tâm tìm hiểu đáp án. Lá lách to có thể là tình trạng nguy hiểm trong trường hợp không được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp, lá lách to có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Lá lách to có nguy hiểm không là thắc mắc nhiều người đặt ra
Vỡ lá lách (Splenic Rupture)
Khi lá lách phình to, nó sẽ trở nên mỏng và dễ bị tổn thương. Chấn thương mạnh (như tai nạn giao thông hoặc va đập trong thể thao) cũng có thể làm vỡ lá lách, gây xuất huyết trong ổ bụng.
Triệu chứng của vỡ lá lách: Đau bụng dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí sốc do mất máu.
Giảm số lượng tế bào máu
Lá lách có chức năng lọc máu và loại bỏ các tế bào máu cũ. Khi lá lách bị phình to, nó có thể lưu giữ lại quá nhiều tế bào máu, dẫn đến tình trạng giảm số lượng tế bào máu trong cơ thể và dẫn đến các vấn đề như:
- Thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu): Gây mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở;
- Giảm bạch cầu (leukopenia): Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng;
- Giảm tiểu cầu (thrombocytopenia): Gây dễ bị chảy máu, bầm tím.
Dễ bị nhiễm trùng
Lá lách to là nguyên nhân gây giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu, gia tăng khả năng nhiễm trùng của cơ thể. Bên cạnh đó, sự giảm sút tiểu cầu và hồng cầu cũng có thể dẫn đến thiếu máu, làm cho người bệnh dễ bị mệt mỏi, chóng mặt và chảy máu khó cầm.
Tắc nghẽn mạch máu
Lá lách to có thể gây áp lực lên các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến tắc nghẽn và làm cản trở lưu thông máu.
Chính vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng ở vùng dưới sườn trái;
- Mệt mỏi kéo dài, da nhợt nhạt, hoặc dễ bị bầm tím;
- Sốt, mồ hôi đêm, giảm cân không rõ lý do;
- Chảy máu hoặc dễ bị nhiễm trùng;
- Chấn thương hoặc va đập vào bụng và cảm thấy đau dữ dội.
3. Cần làm gì khi phát hiện lá lách to?
Khi phát hiện lá lách to, điều quan trọng là cần phải thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể để có phương pháp điều trị thích hợp. Lá lách to có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, do đó không nên tự điều trị mà cần có sự can thiệp của y tế
Bác sĩ có thể xác định tình trạng lá lách to thông qua một số các xét nghiệm sau:
- Kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể thông qua việc thực hiện xét nghiệm;
- Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) là kỹ thuật được ứng dụng trong xác định kích thước và mức độ ảnh hưởng của lá lách đối với các cơ quan khác trong cơ thể;
- Theo dõi lượng máu qua lách bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ.
Thăm khám kịp thời để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng lá lách to
Phương pháp điều trị lá lách to sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, lá lách to có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mục tiêu điều trị thường là hạn chế tối đa các biến chứng, tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng, lá lách to cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Khi phẫu thuật cắt lá lách, hiện nay bác sĩ hiện có thể sử dụng kỹ thuật nội soi thay vì phẫu thuật mở truyền thống. nội soi giúp bác sĩ quan sát và loại bỏ lá lách qua các vết cắt nhỏ, giảm thiểu tổn thương và thời gian phục hồi.
Những trường hợp lách to đều cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh. Bạn nên thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chủ động thực hiện tiêm phòng ngừa và có lịch trình tiêm phù hợp.
Như vậy, thắc mắc lá lách to có nguy hiểm không đã được giải đáp chi tiết. Mọi nhu cầu cần tư vấn và hỗ trợ nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, người dân hãy liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!