Tin tức
Khớp giả: nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị
- 05/01/2023 |Phục hồi chức năng sau gãy xương bằng những phương pháp nào?
- 04/11/2023 |Đau nhức khớp háng âm ỉ, bệnh nhân trẻ tuổi phát hiện mắc viêm xương tủy xương đùi
- 29/12/2023 |Chụp x quang khớp vai phát hiện được bệnh lý gì?
1. Hiểu về quá trình liền xương
Quá trình liền xương liên quan đến nhiều yếu tố gồm cả vùng tổn thương và các phần khác của cơ thể. Bình thường, quá trình này diễn ra qua 4 giai đoạn:
Quá trình liền xương diễn ra bất bình thường có thể hình thành khớp giả
1.1. Pha viêm
Đây là giai đoạn xuất hiện ngay sau khi xương bị gãy, thường kéo dài tối đa 3 - 4 tuần trong đó mốc đỉnh điểm là khoảng ngày 3 - 5. Quá trình xương phải chịu lực tác động gây gãy cũng sẽ khiến cho hệ thống cấp máu của tủy xương và màng xương bị tổn thương, kết quả là các tế bào tại ổ gãy bị hoại tử.
Sự hoại tử của tế bào làm giải phóng yếu tố hoạt hóa thành mạch làm tăng thấm thành mạch và khiến mạch bị giãn mạch. Lưu lượng máu đến ổ gãy vì vậy tăng lên, nhất là vào thời điểm 2 tuần sau gãy xương.
Tế bào viêm góp phần hình thành cục máu đông và xuất hiện nguyên bào sợi tạo ra collagen với tổ chức hạt thay thế cho cục máu đông.
1.2. Tạo can xương
Toàn bộ giai đoạn này diễn ra trong khoảng 1 - 4 tháng với 2 quá trình:
- Hình thành can xương mềm
Tế bào gốc tủy xương tạo ra các mạch máu tân tạo xâm nhập vào vùng tổn thương. Quá trình biệt hóa diễn ra tùy thuộc vào các yếu tố: kích thích phát triển tại chỗ, sức căng giãn, nồng độ oxy tổ chức,...
Tại vùng thường xuyên bị căng giãn và có nồng độ oxy thấp sẽ hình thành nguyên bào sụn. Chính can sụn sẽ nối hai đầu xương gãy, làm giảm độ căng giãn để kích thích quá trình liền xương. Vùng có ít bị căng giãn và có nồng độ oxy cao sẽ tăng sinh nguyên bào xương để tạo nên can xương.
Sự biến đổi của tổ chức hạt sang dạng canxi hóa tạm thời tạo ra can xương mềm. Quá trình này diễn ra đầu tiên ở vùng tiếp giáp giữa các đầu xương gãy. Trong giai đoạn này, can mềm và dễ bị gãy.
- Hình thành can xương cứng
Can xương mềm đã được hình thành sẽ tiếp tục phát triển, các tế bào gốc biến đổi thành nguyên bào xương và biến đổi sụn đã khoáng hóa thành các bè xương cứng chạy dọc vi quản. Cuối cùng, bè xương cứng được cốt hóa để nối liền ổ gãy.
1.3. Sửa chữa hình thể can
Đây là một quá trình lâu dài, diễn ra trong nhiều năm, giúp cho xương được trở về cấu trúc tổ chức học vốn có. Nhờ tác động của các lực cơ học nên tổ chức can xương thay đổi về hình thể. Quá trình sửa chữa được diễn ra lặp đi lặp lại để giúp xương đã gãy có được sự vững chắc tối đa.
1.4. Hồi phục hình thể xương ban đầu
Quá trình hồi phục hình thể xương trở về như ban đầu cần đến vài năm. Với trẻ em, hình thể xương có thể khôi phục hoàn toàn nhưng với người lớn thì khả năng phục hình chỉ ở mức gần giống.
2. Khớp giả: nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị
2.1. Phân loại khớp giả
Quá trình liền xương thông thường vào khoảng > 3 tháng (xương nhỏ) và khoảng > 6 tháng (xương lớn). Nếu bị gãy xương và đã trải qua >2 lần thời gian này mà xương vẫn không có dấu hiệu liền thì đây chính là hiện tượngkhớp giả.
Mức độ chấn thương ban đầu ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khớp giả
Khớp giả trên lâm sàng được phân thành 2 loại:
- Loại chặt: ổ gãy không di động.
- Loại lỏng lẻo: ổ gãy có sự di động và cần thêm phương tiện kết xương hoặc bột để bất động xương.
Khớp giả trên hình ảnh từ phim chụp X-quang được chia thành 2 loại theo mức độ phát triển của đầu xương:
- Teo đét.
- Phì đại.
2.2. Nguyên nhân hình thành khớp giả
- Chấn thương ban đầu
Tình trạng chấn thương ban đầu có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự hình thành khớp giả. Nếu gãy hở, di lệch nhiều, xương bị gãy vụn, xương bị mất đoạn, nhiễm trùng,... thì tỷ lệ chậm liền xương và nguy cơ hình thành khớp giả cao.
Ngoài ra, sự nguyên vẹn mạch nuôi dưỡng xương cũng chi phối tỷ lệ liền xương. Nếu động mạch nuôi xương bị phá hủy nhiều thì tỷ lệ hình thành khớp giả cũng tăng lên.
- Sức khỏe của người bệnh
Nếu người bệnh thuộc các trường hợp sau thì sẽ tăng nguy cơ chậm liền xương và hình thành khớp giả:
+ Khả năng chuyển hóa kém vàsuy dinh dưỡng.
+ Hút thuốc lá.
+ Mắc bệnh lý toàn thân:đái tháo đường,lao phổi, suy giảm miễn dịch,...
+ Không tuân thủ hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Quá trình điều trị
Nếu trong quá trình bất động ổ gãy không chắc, nắn chỉnh ổ gãy không khớp, phẫu thuật làm tăng tổn thương mạch máu nuôi xương, gây phá hủy màng xương,... thì cũng có thể dẫn đến khớp giả. Mặt khác, quá trình theo dõi, hỗ trợ điều trị sau chấn thương nếu tỳ chân quá muộn hay tháo bột quá sớm,.. cũng dễ bị khớp giả.
2.3. Phương pháp điều trị khớp giả
Khớp giả có thể được điều trị bằng phẫu thuật ghép xương tự thân
- Ghép xương tự thân
Đây là phương pháp điều trị khớp giả phổ biến nhất, tỷ lệ liền xương 80 - 90%. Ưu điểm của phương pháp này là mảnh ghép mào chậu chứa 15% nguyên bào xương sống, sẵn có nguyên liệu tạo xương,... nên ngay sau ghép, khả năng tạo xương mới rất cao.
- Ghép tế bào gốc tủy xương và tủy xương tự thân
Tế bào gốc có khả năng tạo ra nguyên bào xương một cách nhanh chóng và bền vững. Quá trình điều trị đơn giản, ít xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả cao.
một phương pháp ít xâm lấn, đơn giản và hiệu quả.
- Ghép dẫn chất tạo xương
Chế phẩm từ san hô, collagen, hydroxyapatite,... là dẫn chất tạo xương có thể cung cấp vật liệu hỗ trợ quá trình tạo xương. Tuy nhiên, phương pháp này không thể dùng đơn lẻ, vẫn chỉ ở trong giai đoạn nghiên cứu.
Mong rằng nội dung được chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu được nguyên nhân hình thành và phương phápđiều trị khớp giả. Nếu còn băn khoăn nào khác, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài củaHệ thống Y tế MEDLATEC 1900 56 56 56để được giải đáp cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!