Tin tức
Khoé móng chân bị sưng mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- 21/06/2022 |Xử lý ra sao khi móng chân mọc ngược - Đừng bỏ qua 5 cách sau!
- 30/11/2022 |Móng chân mọc ngược gây đau đớn làm sao để giải quyết?
- 06/07/2023 |Lấy khoé móng chân đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia
1. Khoé móng chân bị sưng mủ là gì?
Khoé móng chân bị sưng mủ là hiện tượng phần khóe của móng chân sưng tấy đỏ, bên dưới da có tích mủ màu vàng hoặc xanh. Hiện tượng này thường xuất hiện khi có một sự cản trở trong quá trình thoát chất lỏng dưới móng chân. Mủ là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng dovi khuẩnhoặc vi nấm gây ra.
Hình ảnh cho thấy khóe móng chân bị sưng mủ
2. Nguyên nhân và dấu hiệu khóe móng chân bị sưng mủ
2.1. Nguyên nhân khiến khóe móng chân bị sưng mủ
- Nhiễm trùng
Một trong những nguyên nhân chính gây sưng mủ ở khoé móng chân là nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi móng chân đã bị tổn thương do một tác động nào đó từ bên ngoài như: cắt móng chân quá sâu, có vật đâm vào khóe móng chân,... tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc vi nấm xâm nhập và gây viêm nhiễm.
- Áp lực lên móng chân
Khi móng chân phải chịu một áp lực mạnh như đi giày quá chật hoặc quá cao, bị vật nặng chèn ép,... có thể gây sưng mủ. Áp lực này có thể làm tổn thương móng chân và dẫn đến viêm nhiễm.
- Cắt móng chân sai cách
Cách bạn cắt móng chân có thể có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của móng chân. Nếu bạn cắt quá sâu hoặc quá gần da, có thể gây tổn thương và khiếnkhóe móng chân bị sưng mủdo viêm nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân cá nhân kém sạch sẽ: đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi nấm, vi khuẩn phát triển và gây sưng mủ ở khóe móng chân.
- Dị ứng hoặc kích ứng da
Sử dụng sản phẩm hoặc các loại hóa chất có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da và dẫn đến việc khoé móng chân sưng mủ.
- Các bệnh lý nền
Nhiều bệnh lý nền nhưbệnh tiểu đường, bệnhtăng huyết áphoặc bệnh về tuần hoàn có thể làm tăng nguy cơ sưng mủ ở khoé móng chân.
2.2. Dấu hiệu nhận biết khóe móng chân bị sưng mủ
Hiện tượngkhóe móng chân bị sưng mủcó thể nhận biết dễ dàng qua các dấu hiệu:
- Sưng đỏ và đau đớn tại vị trí khoé móng chân bị ảnh hưởng.
- Tìm thấy mủ hoặc dịch ứ nằm dưới móng chân hoặc xung quanh móng chân.
- Cảm thấy nóng ở vị trí ngón chân bị ảnh hưởng.
- Cảm giác đau đớn khi có lực tì đè lên móng chân hoặc khi ngón chân di chuyển.
3. Cách xử lý khi khóe móng chân bị sưng mủ
Khi gặp tình trạng khoé móng chân bị sưng mủ, việc xử lý đúng cách rất quan trọng để tránh tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số cách xử trí mà bạn có thể tham khảo để thực hiện:
3.1. Can thiệp tại nhà
Không được cắt móng chân khi khóe móng chân bị sưng mủ
- Làm sạch móng chân bằng muối và nước ấm
Khi phát hiện dấu hiệukhóe móng chân sưng mủnhư đã nói đến ở trên bạn hãy dùng nước ấm pha chút muối sạch để ngâm chân bị tổn thương. Việc làm này sẽ giúp tổn thương được sát khuẩn nhờ đó viêm nhiễm được giảm bớt, tình trạng dịch mủ bên trong cũng được giảm dần. Nên làm như vậy mỗi ngày 3 lần cho đến khi dấu hiệu sưng viêm chấm dứt.
- Luôn đảm bảo chân bị sưng mủ được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ
Trong thời gian sưng mủ ở khóe móng chân bạn cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng ngón chân luôn được sạch sẽ và khô ráo. Tuyệt đối không được tìm cách tự loại bỏ móng hay cắt móng vì điều này rất dễ khiến tổn thương và tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm áp lực cho ngón chân
Khóe ngón chân bị sưng mủ sẽ khiến bạn bị đau đớn và cảnh báo viêm nhiễm nên việc bạn cần làm là hãy tránh đi giày trong thời điểm này mà hãy thay thế bằng một đôi dép khô thoáng. Nếu bắt buộc phải đi giày thì cần chọn một đôi giày rộng và thoải mái để tránh tăng áp lực lên ngón chân bị đau.
3.2. Hỗ trợ y tế
Nếu đã áp dụng phương pháp xử lý như trên mà tình trạng sưng mủ ở khoé móng chân không giảm đi sau vài ngày hoặc có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn thì hãy dừng lại và đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Đặc biệt, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao,nổi mề đayquanh vùng bị sưng hoặc có dấu hiệu lan tỏa nhiễm trùng thì không được chần chừ mà cần đến bác sĩ ngay.
Khóe móng chân sưng mủ nếu đã được chăm sóc tại nhà nhưng không cải thiện cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay
Thông qua thăm khám và thực hiện các kiểm tra cơ bản để xác định nguyên nhân gây sưng mủ ở khóe móng chân, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng của từng bệnh nhân:
- Sưng mủ do nhiễm trùng: thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm hoặcthuốc kháng sinh. Khi đã được chỉ định đơn thuốc người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị đã được hướng dẫn trong đơn.
- Sưng mủ do bệnh lý nền: bác sĩ sẽ kiểm tra để có biện pháp quản lý bệnh lý nền một cách hiệu quả.
Khi đã điều trị thành công tình trạng sưng mủ ở khóe móng chân thì người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp chăm sóc ngón chân đúng cách để tránh tái diễn tình trạng này như: duy trì vệ sinh móng chân sạch sẽ đều đặn, luôn chú ý cắt móng chân đúng cách và chọn giày phù hợp để không gây áp lực lên ngón chân khiến khóe móng chân bị sưng mủ.
Khoé móng chân bị sưng mủ có thể gây ra nhiều khó chịu và đau đớn. Hãy luôn nhớ rằng hiện tượng này có thể cảnh báo nhiễm trùng nguy hiểm nên không được chủ quan. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi gặp tình trạng này là điều cần thiết để giúp bạn có thể giữ cho móng chân luôn ở trong tình trạng tốt nhất và tránh được những hệ lụy không tốt cho sức khỏe do nhiễm trùng ngón chân gây ra.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!