Tin tức

Khi nào cần xét nghiệm Testosterone - Các đấng mày râu nên biết!

Ngày 05/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm Testosterone được thực hiện để đo lường mức độ hormone này trong máu, giúp phát hiện các rối loạn hoặc bệnh lý có liên quan đến đến sự biến đổi của hormone Testosterone. Vậy, khi nào là thời điểm thích hợp để tiến hành xét nghiệm này? Và những điều cần lưu ý khi xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác là gì? Chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu sơ lược Testosterone 

Testosterone là hormone không chỉ có tầm quan trọng đối với sinh lý nam giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, bao gồm các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, xương khớp, thần kinh và não. Được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ tại tuyến thượng thận (khoảng 4%), Testosterone đóng một vai trò trọng yếu trong việc phát triển cơ bắp và các đặc tính sinh dục ở nam giới.

Ở phụ nữ, một lượng nhỏ Testosterone được sản xuất tại buồng trứng. Mặc dù không phải là hormone chính trong cơ thể, nhưng nồng độ Testosterone bất thường có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nhất định mà phụ nữ không nên bỏ qua.

Hormone Testosterone có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục ở nam giới

Hormone Testosterone có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục ở nam giới

2. Tác hại của rối loạn hormone Testosterone

Hai tình trạng thường gặp liên quan đến hormone Testosterone là mức độ thấp ở nam giới và cao ở phụ nữ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người quan tâm khi nào cần xét nghiệm Testosterone. Sự bất thường trong nồng độ hormone này có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chức năng sinh sản và tình dục.

Hormone Testosterone thấp ở nam giới

Thiếu hụt Testosterone ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tình dục của nam giới. Các triệu chứng bao gồm rối loạn cương dương, giảm ham muốn và khó đạt cực khoái. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ làm giảm hạnh phúc của cặp đôi mà còn có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn.

Hơn nữa, thiếu hụt Testosterone còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể như râu, lông, các khối cơ phát triển kém, mô vú phát triển bất thường (chứng vú to ở nam giới) và loãng xương.

Thiếu hụt Testosterone không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của nam giới, khiến họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc và thậm chí còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 

Hormone Testosterone cao ở nữ giới

Nữ giới có nồng độ hormone Testosterone tăng cao sẽ xuất hiện các đặc điểm như lông tóc rậm rạp, giọng nói trầm, mặt nhiều mụn, ngực nhỏ,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo, ngoại hình cũng như tâm lý của chị em. Trong một số trường hợp còn làm thay đổi xu hướng tình dục của chị em. 

Không dừng lại đó, Testosterone cao còn cảnh báo một số bất thường trong cơ thể phụ nữ như hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến thượng thận,… Tất cả những bất thường này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của chị em.

Rối loạn Testosterone có thể khiến nam giới bị giảm ham muốn, yếu sinh lý

Rối loạn Testosterone có thể khiến nam giới bị giảm ham muốn, yếu sinh lý 

3. Khi nào cần xét nghiệm Testosterone?

Rối loạn nồng độ Testosterone có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe cho cả nam và nữ như nguy cơ ung thư, vô sinh và hiếm muộn. Vì vậy, việc xét nghiệm Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các bất thường và tiến hành điều trị kịp thời. Vậy khi nào cần xét nghiệm Testosterone?

  • Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm đánh giá chức năng sinh sản của nam giới. Lúc này, xét nghiệm Testosterone sẽ được kết hợp với các xét nghiệm hormone nội tiết khác như LH và FSH.
  • Khi nam giới xuất hiện nhiều vấn đề trong sinh hoạt tình dục như rối loạn cương dương, giảm ham muốn,… Xét nghiệm Testosterone để tìm kiếm nguyên nhân và có phương án điều trị.
  • Khi nam giới kết hôn hơn 1 năm, không áp dụng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có em bé. Thực hiện xét nghiệm Testosterone nhằm hỗ trợ bác sĩ xác định nguyên nhân, chẩn đoán và phục vụ công tác điều trị vô sinh, hiếm muộn.
  • Khi nào cần xét nghiệm Testosterone với nữ giới? Đó là khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt và xuất hiện những dấu hiệu “nam giới hóa” như rậm lông, giọng trầm, nổi mụn nhiều,…
  • Ngoài ra, xét nghiệm Testosterone cũng có thể thực hiện cho trẻ mới sinh có bất thường về cơ quan sinh dục hay trẻ bị dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn kèm theo các biểu hiện bất thường khi dậy thì.

Khi nào cần xét nghiệm Testosterone là thắc mắc chung của nhiều người

Khi nào cần xét nghiệm Testosterone là thắc mắc chung của nhiều người

4. Xét nghiệm Testosterone thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Testosterone khá đơn giản, được thực hiện như sau.

Trước khi xét nghiệm

Trước khi tiến hành xét nghiệm Testosterone, không cần thiết phải nhịn ăn; tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang được sử dụng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu tạm dừng thuốc hoặc hoãn ngày xét nghiệm cho đến khi thuốc đã được sử dụng hết. Điều này giúp đảm bảo rằng thuốc không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm

Bạn nên mặc áo rộng rãi, thoải mái, lý tưởng nhất là áo ngắn tay vì bạn sẽ được lấy máu tại tay theo các bước sau.

  • Kiểm tra thủ tục hành chính trước khi bắt đầu lấy mẫu.
  • Kỹ thuật viên cột một dải băng trên cánh tay để ngăn máu lưu thông tạm thời.
  • Dùng cồn và bông y tế để sát trùng tại chỗ lấy mẫu.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch và thực hiện lấy máu.
  • Cho máu vào ống đựng máu chuyên dụng có dán nhãn thông tin người bệnh. 
  • Tháo dải băng và đặt bông lên chỗ lấy máu.
  • Dán băng cá nhân vào chỗ lấy máu.
  • Đưa máu về phòng xét nghiệm.

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm Testosterone đơn giản, nhanh chóng

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm Testosterone đơn giản, nhanh chóng 

Sau khi xét nghiệm

Bạn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường sau khi lấy máu xét nghiệm Testosterone. Chỉ cần lưu ý là trong 24 giờ đầu, không làm việc nặng và cũng không tác động vào chỗ lấy máu để tránh sưng đau, khó chịu. 

Sau 1-2 tiếng sẽ có kết quả xét nghiệm Testosterone. Kết quả xét nghiệm cộng với thăm khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, từ đó có hướng dẫn điều trị chi tiết.

Trên đây là những thông tin xoay quay câu hỏi khi nào cần xét nghiệm Testosterone cùng những vấn đề liên quan đến xét nghiệm này. Nếu bạn đang gặp những bất thường về sức khỏe sinh sản và tình dục ở nam giới, cần chủ động đi khám ngay. Nếu đang phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ khám, hãy đến Chuyên khoa Nam khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được hỗ trợ đặt lịch khám trước, quý khách có thể gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map