Tin tức
Khám tiền mê để làm gì? Có nguy hiểm không?
- 06/02/2020 |Nội soi tiền mê là gì, nó khác gì với nội soi gây mê?
- 02/06/2023 |Gây tê tủy sống và những điều cần lưu ý
1. Khám tiền mê để làm gì?
Khám tiền mêlà bước khám bắt buộc và rất cần thiết trước những cuộc phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, tâm lý người bệnh thường rất căng thẳng. Chính vì thế, việc gặp gỡ, trao đổi giữa bác sĩ và người bệnh cùng với người thân của bệnh nhân mang ý nghĩa rất tích cực, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về quá trình điều trị sắp tới và giảm bớt phần nào sự lo lắng, căng thẳng.
Khám tiền mê để đánh giá sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật
Cụ thể, mục đích của việc khám tiền mê như sau:
- Đánh giá sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật.
- Đánh giá các bệnh lý kèm theo, phương pháp điều trị trước, trong và sau khi phẫu thuật.
- Đưa ra những thống nhất với bác sĩ phẫu thuật về thời điểm phẫu thuật, các phương pháp điều trị tối ưu và xác định một số nguy cơ phẫu thuật có thể xảy ra.
- Lựa chọn phương pháp gây tê, gây mê phù hợp nhất với người bệnh.
- Qua kết quả khám tiền mê, bác sĩ cũng có thể tiên lượng trước một số vấn đề, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình gây mê và phẫu thuật. Bên cạnh, bác sĩ cũng có thể dự đoán trước về sức chịu đựng cũng như khả năng phục hồi của người bệnh.
- Khi tiên lượng được về một số vấn đề có thể xảy ra trong và sau quá trình gây mê, phẫu thuật, bác sĩ sẽ chuẩn bị một số phương án để sẵn sàng xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra.
- Bác sĩ sẽ đưa ra giải thích rõ ràng về kết quả khám tiền mê, một số nguy cơ gây mê, phẫu thuật có thể xảy ra để bản thân người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân có sự chuẩn bị trước về tâm lý.
- Kết quả khám tiền mê sẽ được ghi chú vào bảng mẫu khám tiền mê.
2. Quy trình khám tiền mê diễn ra như thế nào?
- Các bác sĩ sẽ thăm khám để nắm rõ một số thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe của người bệnh chẳng hạn như cân nặng và chiều cao của bệnh nhân, đặc thù nghề nghiệp, thói quen nghiện thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy và một số chất kích thích khác,…
Bác sĩ khai thác thông tin về thói quen hút thuốc, đặc thù nghề nghiệp và một số yếu tố quan trọng khác
- Khai thác thông tin về tiền sử dị ứng của người bệnh để xác định tác nhân gây dị ứng, đánh giá được mức độ phản ứng của bệnh nhân với tác nhân gây dị ứng qua một số biến đổi trên cơ thể như da mẩn ngứa và sưng đỏ, mắt sưng,khó thở, trụy mạch,…
- Khai thác thông tin về tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc điều trị bệnh chính và thuốc điều trị các bệnh lý kèm theo. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, tác động của thuốc với người bệnh và đặc biệt là các loại thuốc gây mê đã lựa chọn mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh ngừng thuốc hoặc tiếp tục dùng thuốc hoặc thay thế loại thuốc đang dùng bằng một loại thuốc phù hợp hơn.
Khám tiền mê để lựa chọn thuốc gây mê phù hợp với người bệnh
- Bác sĩ sẽ xem xét về tiền sử phẫu thuật của người bệnh để dự đoán về ca phẫu thuật sắp tới có thể gây ảnh hưởng đến những cơ quan từng được phẫu thuật trước đây hay không. Ngoài ra, một số yếu tố quan trọng khác cũng cần được tính đến là độ rộng của hầu, thanh quản và khí quản, độ di động của cột sống, vết sẹo tại các vùng gây mê, lồng ngực,...
- Bác sĩ khai thác tiền sử gây mê của người bệnh, để biết về các kỹ thuật gây mê đã được áp dụng trước đó có vấn đề gì không, quy trình thông khí có gây ra những trở ngại gì không, khai thác thông tin về những tai biến do thuốc gây mê và gây tê gây ra,… để từ đó chuẩn bị những phương án xử trí hiệu quả.
- Trước khi bắt đầu gây mê, bác sĩ cũng cần thăm khám tổng thể cho người bệnh (chẳng hạn như kiểm tra tình trạng đường thở, tĩnh mạch, dấu hiệu sinh tồn, một số yếu tố ảnh hưởng đến đặt nội khí quản,…) và kết hợp với các phương pháp khác nhưxét nghiệm công thức máu,xét nghiệm nhóm máu, rối loạn đông máu, chụp X-quang phổi,siêu âmtim, đo điện tâm đồ, đo chức năng hô hấp,...
3. Khám tiền mê có nguy hiểm không?
Sau khi đã có những đánh giá chính xác về sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc tiền mê và cho người bệnh uống thuốc hoặc tiêm thuốc cho người bệnh. Những loại thuốc này đã được điều chỉnh theo một tỷ lệ phù hợp nhất với người bệnh nên thường không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề sau:
Thuốc gây mê thường không gây ảnh hưởng lớn đến người bệnh vì đã được điều chỉnh theo liều lượng phù hợp
- Những ảnh hưởng về tâm lý như buồn ngủ, run sợ, hoang mang, chán nản, lo lắng,…
- Những ảnh hưởng về đường hô hấp như rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, ngừng thở, hôn mê,…
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Người bệnh bị mất trí nhớ, chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, bàn tay và ngón tay bị run lẩy bẩy,…
- Ảnh hưởng về hệ tiêu hóa có thể kể đến như khô miệng, khó đi tiểu, ăn không ngon, táo bón,…
Với những trường hợp gây tê, ca phẫu thuật nhỏ, người bệnh có thể về trong ngày. Tuy nhiên, nếu phải gây mê toàn thân hoặc đối với các ca phẫu thuật lớn, bệnh nhân cần nằm viện. Nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rủi ro như tuổi cao, mắc bệnh về thận, mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình từng dị ứng với thuốc gây mê, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, mắc bệnh động kinh, rối loạn thần kinh, mắc chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh trong tình trạng béo phì, người bệnh có thói quen thường xuyên hút thuốc lá,…
Thời gian hồi tỉnh của bệnh nhân sau gây mê phụ thuộc vào quá trình gây mê trong cuộc mổ. Hiện nay, các loại thuốc gây mê thế hệ mới thường có tính đào thải nhanh cùng với đó là kinh nghiệm dày dặn của các bác sĩ có chuyên môn cao, người bệnh có thể hồi tỉnh khoảng vài phút sau khi ca mổ kết thúc.
Để tìm hiểu thêm về khám tiền mê cùng với một số vấn đề sức khỏe khác, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!