Tin tức
Khám sức khỏe định kỳ giúp bảo vệ cuộc sống của chính bạn
1. Ý nghĩa của khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳlà việc khám được thực hiện theo chu kỳ nhất định, lặp lại sau vài tháng hoặc hằng năm. Khi khám, người bệnh sẽ chọn lựa khám tổng quát thông thường hoặc chọn lựa khám thêm các chuyên khoa. Từ kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng, chữa bệnh và tư vấn chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe phù hợp với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng, đặc biệt là người lao động.
Khikhám sức khỏebạn sẽ được bác sĩ chỉ định đo huyết áp, cân nặng, chiều cao,.... Cùng đó làm các xét nghiệm về công thức máu, đường máu và tầm soát một số loạiung thưthường gặp như: Ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày,...
2. Khám sức khỏe định kỳ mang đến những lợi ích gì?
Việc duy trì khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/một lần hoặc một năm/một lần giúp các bác sĩ sớm phát hiện bệnh từ bệnh nhân. Từ đấy, đưa ra các phương pháp thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống để hạn chế nguy cơ bệnh nặng hơn và điều trị kịp thời.
Qua khám sức khỏe định kỳ, người bệnh có thể tầm soát các bệnh của bản thân.
Phòng bệnh luôn là biện pháp tốt nhất và chắc chắn ít phiền toái và rẻ hơn nhiều so với điều trị bệnh. Do đó bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ ngay từ khi còn trẻ.
3. Khám sức khỏe định kỳ bao gồm những gì ?
Khám sức khỏe định kỳgồm các bước như sau: Khám thể trạng, khám lâm sàng tổng quát,xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
Sau đó dựa trên các kết quả khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết luận tình trạng sức khỏe và có hướng cần khám thêm chuyên khoa.
- Khám thể trạng: chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp.
- Khám lâm sàng tổng quát: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận-tiết niệu, nội tiết, cơ-xương-khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu.
- Nếu nghi ngờ có bệnh, bác sĩ Nội khoa tổng quát sẽ yêu cầu người đi khám đăng ký khám thêm các chuyên khoa: ung bướu, phụ khoa, nam khoa, lão khoa, tâm thần
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: công thức máu tổng phân tích nước tiểu, đường máu, mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), chức năng thận (ure, creatinin), men gan (SGOT, SGPT), viêm gan B, C, acid Uric máu, chức năng tuyến giáp, một số marker ung thư nếu có chỉ định hay yêu cầu.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp X - quang ngực; siêu âm ổ bụng và/hoặc tuyến giáp,...
- Nội soi dạ dày, đại tràng, siêu âm vú,...
- Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ,…
-Khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung.
Trẻ nhỏ cũng cần được khám sức khỏe định kỳ.
4. Những vấn đề cần chú ý khi khám sức khỏe định kỳ
Với mỗi chỉ định khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên trong gói khám sức khỏe định kỳ sẽ có phần làm các xét nghiệm về công thức máu, nước tiểu; do đó để bảo đảm kết quả chính xác thì bạn nên nhịn ăn sáng. Ngoài ra không uống chất cồn, nước có gas, cafe,...
Đáng lưu ý là những phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc có thai thì tuyệt đối không thực hiệnkhám phụ khoa. Phụ nữ đã có gia đình không quan hệ tình dục trước ngày khám ( nếu có ý định khám phụ khoa ).
- Những phụ nữ mang thai không chụp X - quang.
- Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát.
- Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, vùng kín sạch để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ.
- Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám sức khỏe định kỳ : 6 tháng/lần, 1 năm/lần, 2 năm/lần,…..
5. Lựa chọn gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc khám sức khỏe định kỳ được đề cao hàng đầu. Đội ngũ bác sĩ dựa trên các yếu tố khách quan để đưa ra các nội dung khám phù hợp với người dân. Khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn cho mình.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi giới tính khác nhau, khả năng mắc bệnh cũng khác nhau, vì thế chúng ta cần lựa chọn cho mình những gói khám thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế và sức khỏe của bản thân.
Ví dụ như người ở độ tuổi 20 - 30 thì nên khám các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, B, C, giang mai, lậu,…. hay kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân ở cả nam và nữ. Còn đối với người ở độ tuổi 30-40 thì cần xét nghiệm các bệnh như tim mạch, tiểu đường,mỡ máu, gút,…
- Đối với nam giới, kiểm tra chức năng gan, phổi, nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên.
- Phụ nữ cần khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương,…
Lứa tuổi từ 40 - 60 thì khám tănghuyết áp, tầm soát các bệnh ung thư tử cung, dạ dày, ung thưvòm họng,…
Có rất nhiều người vì quá bận, không có thời gian hay còn lo ngại về vấn đề chi phí khám nên vẫn trì hoãn vấn đềđi khám sức khỏeđịnh kỳ. Chính vì vậy, đôi khi phát hiện ra bệnh thì cũng đã quá muộn để có phương pháp cứu chữa. Rất nhiều bệnh khi bắt đầu có biểu hiện ra ngoài thì đã qua giai đoạn trễ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, điều trị bệnh giai đoạn sớm cho kết quả tốt hơn, ít tốn kém hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!