Tin tức
Khái quát về nhồi máu não và phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế
- 01/01/2024 | Bệnh nhồi máu não nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
- 05/09/2024 | Đau đầu, chóng mặt tưởng “bệnh xoàng”, đi khám phát hiện mắc nhồi máu não đa ổ
- 21/10/2024 | Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu, làm cách nào để tăng tiên lượng sống?
1. Một vài thông tin cơ bản liên quan đến bệnh nhồi máu não
Nhồi máu não là tình trạng tắc nghẽn động mạch khiến cho một vùng não không được cung cấp đủ máu giàu oxy và dưỡng chất. Lưu thông máu bị tắc nghẽn nên tế bào não bị tổn thương rồi chết dần. Cũng vì thế mà bệnh nhân nhồi máu não dễ phải đối mặt với các di chứng xấu.
Nhồi máu não thường là kết quả của các tình trạng:
- Huyết khối tại chỗ hoặc từ nơi khác di chuyển đến khiến mạch máu não bị tắc nghẽn.
- Xơ vữa động mạch.
Biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu não là:
- Yếu hoặc bị liệt hoàn toàn một bên người.
- Khó nói, khó hiểu ngôn ngữ.
- Méo miệng, nhân trung lệch.
- Không còn khả năng nhìn hoặc một bên mắt bị mờ.
- Mất thăng bằng, choáng, chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và tiến triển rất nhanh, vì vậy việc nhận biết và cấp cứu kịp thời để bảo vệ sự sống và giảm thiểu di chứng mắc phải.
Hiện tượng nhồi máu não
2. Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán nhồi máu não
Phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế nằm trong tài liệu được ban hành ngày 23/12/2020, Quyết định số 5331/QĐ-BYT. Trong tài liệu này có mục hướng dẫn chẩn đoán nhồi máu não:
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Hỏi thông tin bệnh
Người bệnh được hỏi thông tin về bệnh và tiền sử sức khỏe liên quan đến bệnh lý tim mạch và nguy cơ xơ vữa động mạch. Riêng bệnh nhân trẻ tuổi, bác sĩ có thể khai thác thêm thông tin về: đông máu, tiền sử chấn thương, sử dụng chất kích thích, đau nửa đầu migraine, dùng thuốc tránh thai,...
- Khám lâm sàng
+ Khám toàn thân.
+ Khám thần kinh.
- Chẩn đoán phân biệt với xuất huyết não
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chụp CT-Scanner sọ não:
+ Nhằm phân biệt với tình trạng chảy máu não.
+ Đánh giá mức độ tổn thương, xác định vùng bị tắc mạch máu.
- Chụp MRI não: Phát hiện tổn thương, vị trí mạch máu bị tắc và đánh giá tưới máu não.
- Chẩn đoán hình ảnh khác: Siêu âm Doppler xuyên sọ: Đánh giá mạch máu gần mạch máu bị tắc nghẽn.
+ Siêu âm tim: Áp dụng với bệnh nhân đang nghi ngờ có cục máu đông từ tim đến gây tắc mạch máu não.
- Chụp X-quang ngực: Phù hợp với đột quỵ cấp nhưng chỉ đưa ra chỉ định khi không ảnh hưởng đến thời gian dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Ngoài những chẩn đoán trên đây, tùy vào bệnh cảnh lâm sàng ở từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Chụp CT-Scanner - phương pháp thường sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não
3. Cụ thể phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế
Phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế được ban hành để hướng dẫn các cơ sở y tế trong việc cấp cứu và điều trị bệnh nhân hiệu quả. Phác đồ này tập trung vào khâu nhanh chóng đánh giá và can thiệp sớm để người bệnh được giảm thiểu tối đa di chứng.
3.1. Nguyên tắc điều trị
Khi phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu não cần gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế được trang bị máy chụp CT-Scanner, tốt hơn nữa, hãy tìm đến nơi có thể điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết để tăng cơ hội phục hồi cho người bệnh.
Phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế hướng dẫn mục tiêu của điều trị là bảo tồn nhu mô não. Thông qua phương pháp khôi phục lưu lượng máu đến não kết hợp tối ưu hóa tuần hoàn máu vùng tổn thương có thể đạt được mục tiêu này.
Mặt khác, bác sĩ cũng cần giảm mức độ nghiêm trọng tổn thương não để bảo vệ tốt nhất cho tế bào thần kinh. Mục đích của việc làm này là bảo tồn nhu mô não ở vùng tranh tối tranh sáng đồng thời tạo thêm thời gian để bác sĩ thực hiện tái thông mạch.
3.2. Phác đồ điều trị
Theo Phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế thì việc điều trị được tiến hành gồm:
- Đánh giá hô hấp, tuần hoàn và đưa ra phương án hỗ trợ tích cực.
- Bổ sung thở oxy đường mũi 2l/phút với trường hợp bị khó thở, xanh tím tái da niêm mạc hoặc độ bão hòa oxy SaO2 đo được dưới 95%.
- Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường để kiểm soát đường máu đến lúc bệnh nhân được cấp cứu. Nếu chưa có kết quả xét nghiệm nhưng có căn cứ nghi ngờ hạ đường huyết thì tiêm 50ml glucose ưu trương tĩnh mạch.
- Kiểm soát huyết áp.
- Tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc bằng dụng cụ trong lòng mạch.
- Dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu.
- Kiểm soát thân nhiệt.
- Chống phù não: Khá hiếm phù não đáng kể sau nhồi máu não (chỉ chiếm 10 - 20%), thường xảy ra sau khởi phát nhồi máu não 72 - 96 giờ.
- Dùng thuốc chống động kinh.
- Dùng thuốc chống đông máu và dự phòng huyết khối.
Hình ảnh mô phỏng tài liệu hướng dẫn Phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế
Nhồi máu não thuộc nhóm bệnh nguy hiểm bởi di chứng để lại và tỷ lệ tử vong mắc phải.. Việc cấp cứu đúng cách kịp thời để người bệnh được thực hiện phác đồ điều trị nhồi máu não Bộ Y tế sẽ giúp cải thiện tiên lượng bệnh và giảm thiểu di chứng.
Quý khách hàng có vấn đề về sức khỏe cần thăm khám hoặc sàng lọc nguy cơ nhồi máu não, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!